Chật vật tìm đất trồng mía
10:42 - 05/08/2015
Trong khi nguyên liệu mía cung cấp tại chỗ đang thiếu hụt, DN chế biến đường phải chật vật tìm nguồn quỹ đất ở Campuchia để đầu tư trồng mía theo mô hình liên kết hợp tác.
Khu vực dự án trồng mía với diện tích gần 2.000 ha của TTCS hợp tác đầu tư với Tập đoàn Anmady (Campuchia) ở tỉnh Svayrieng


Sở hữu nhà máy với công suất đạt gần 10.000 tấn mía/ngày, Cty CP Mía đường Thành Thành Công Tây Ninh (gọi tắt TTCS) được xem là một trong những DN tiên phong đầu tư vùng nguyên liệu với số tiền hàng chục tỷ đồng/năm.
 

Tuy nhiên, diện tích mía tại chỗ ngày càng sụt giảm do cây trồng khác cạnh tranh nên đã không đáp ứng đủ nhu cầu mía nguyên liệu của nhà máy.

Thế nên, TTCS phải dịch chuyển vùng nguyên liệu sang khu vực mới tại các tỉnh giáp biên Campuchia theo mô hình hợp tác đầu tư. Đối tác chính là Tập đoàn Anmady (Campuchia) cùng một vài DN, cá nhân trong nước sang đất nước chùa Tháp trồng mía.
 

Trong đó, phải kể đến Tập đoàn Anmady đang sỡ hữu diện tích 100 ngàn ha cao su, trong đó gần 2.000 ha cao su non 1 - 2 năm tuổi tại xã Tros, huyện Promeheak, tỉnh Svayrieng.

Từ vụ mía ĐX 2014-2015, Tập đoàn Anmady ký hợp tác đầu tư với TTCS trồng mía trong thời gian 6 năm với việc bàn giao 2.000 ha nói trên cho TTCS cày bỏ cao su để trồng mía.
 

Theo ông Noon Kim Heng, đại diện Tập đoàn Anmady, nếu đơn vị đem đất cho các cá nhân, DN khác từ VN sang thuê đất để trồng mì, mía thì 1 ha sẽ thu về bình quân 400 USD/năm, trong 6 năm thu 2.400 USD/ha. Như vậy, 1.000 ha sẽ có ngay 240 ngàn USD “tiền tươi” (tương đương 5 tỷ đồng).
 

"Tuy nhiên, chúng tôi vẫn quyết định chọn TTCS làm đối tác, bởi đây là DN có năng lực tài chính lẫn kỹ thuật, biết tổ chức SX và tiêu thụ sản phẩm.

Đặc biệt, thông qua dự án hợp tác, TTCS sẽ giải quyết rất lớn lao động nhàn rỗi tại địa phương, bởi 1 ha mía cần có 200 công lao động (trồng, chăm sóc, thu hoạch), mang lại thu nhập ổn định và chất lượng cuộc sống cho người dân CPC", ông Kim Heng nói.
 

Ông Kim Heng cùng với cán bộ kỹ thuật của TTCS hướng dẫn chúng tôi đi tham quan nông trường mía có tên Anmady rộng bạt ngàn với hơn 1.000 ha.

Cán bộ kỹ thuật của TTCS kiểm tra hom giống tại dự án trồng mía ở Campuchia trước lúc trồng vụ HT 2015

Anh Lê Đức Hải, phụ trách nguyên liệu tại tỉnh Svayrieng chỉ tay nói: "Năm trước khi TTCS tiếp nhận, nơi đây phần lớn là rừng chồi, bởi người ta khai hoang trồng cao su cứ 18 m2 trồng 1 cây nên gốc cây còn nhiều. Còn trồng mía 1 m2 là mấy chục cây nên phải khai hoang sạch sẽ, qui hoạch lại lô thửa, đến nay cây mía đã thành vùng, thành khoảnh tốt như vậy!"
 

Tiếp xúc với một phụ nữ người Campuchia đang cần mẫn đốn mía tơ vụ ĐX 2004-2005 để lấy hom giống trồng cho vụ hè thu 2015, bà nói: "Chúng tôi đều là nông dân bản xứ, từ ngày có công ty VN sang trồng mía, người dân có công ăn việc làm, mỗi ngày làm được công ty trả 90.000 - 130.000, tức 19.000 - 22.000 đồng (tiền ria).
 

Hy vọng, bến phà mới không chỉ giúp dự án trồng mía Anmady - TTCS phát triển mà còn tạo điều kiện cho người dân hai nước có thể qua lại dễ dàng, ngày càng thắt chặt tình đoàn kết hữu nghị giữa hai quốc gia láng giềng.

Ngày nào trả tiền ngày đó, Cty không nợ tiền công. Tuy nhiên trồng mía với cán bộ VN khó quá, phải đi làm đúng giờ giấc và trồng phải đúng quy trình kỹ thuật".

Theo anh Hải, giai đoạn đầu rất khó "hợp tác trồng mía" vì bất đồng ngôn ngữ. Mỗi lần họp triển khai công việc là phải có người phiên dịch, họp mất 2 tiếng đã mất 1 tiếng phiên dịch.
 

Mặt khác, lao động người Campuchia làm việc tốt nhưng lại yếu về tính kỷ luật, sáng đi làm chiều lấy tiền. Làm ngày nào biết ngày ấy.

Ngày giỗ chạp, tiệc tùng cưới hỏi là nhất định phải nghỉ mà không cần biết những ngày đó cây mía đang cần lao động để bón phân, phun thuốc. Bởi nông trường đã cơ giới hóa trong việc trồng mía, nhưng bón phân vẫn còn sử dụng lao động thủ công.
 

Dự kiến đến tháng 11,12 tới nông trường Anmady sẽ thu hoạch khoảng 400 ha mía (trồng từ vụ ĐX 2014-2015) với sản lượng dự kiến đạt trên 20.000 tấn.

Tuy nhiên, hiện tại cự ly vận chuyển mía từ Campuchia về nhà máy đường khá xa, điều này ảnh hưởng đến giá thành SX. Để giảm bớt khoản chi phí đó, TTCS có kế hoạch đầu tư xây dựng bến phà tại khu vực phà Năm Chỉ, xã Hòa Hiệp, huyện Tân Biên.

Đ.Quyên/ Theo NNVN
Thêm bình luận :
Họ và tên
Email

Bài đọc nhiều nhất

ĐBSCL: Mua tạm trữ 760.000 tấn gạo