Đây không phải là lần đầu tiên gạo Việt Nam bị “báo động” ở Mỹ về dư lượng thuốc BVTV. Năm 2013, Hiệp hội sản xuất gạo Mỹ (RPA) đã gửi thư ngỏ tới Cty ARI và toàn ngành gạo Mỹ...
|
Đưa gạo xuống tàu. Ảnh: Thanh Sơn |
Mỹ không phải là thị trường lớn của gạo Việt Nam. Nhưng vừa qua, thông tin về việc nhiều lô hàng gạo có nguồn gốc Việt Nam bị cơ quan thẩm quyền Mỹ từ chối cho NK, đã gây ra mối lo lắng không nhỏ về khả năng bị mất thị trường này.
Mấy năm qua, năm nào cũng có gạo Việt Nam bị Mỹ trả về, nhưng số lượng không nhiều. Theo thông báo của Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA), năm 2014, Việt Nam có 2 lô gạo bị cảnh báo, năm 2015 cũng chỉ có 2 lô.
Nhưng từ đầu năm 2016 đến nay, số lô gạo Việt Nam bị cơ quan thẩm quyền Mỹ phát hiện có dư lượng chất BVTV vượt mức cho phép đã tăng đột biến: 18 lô. Trong đó, chỉ trong vòng 5 ngày đầu tháng 10, đã có 5 lô gạo Việt Nam bị cảnh báo.
Ông Huỳnh Thế Năng:
Số lượng nhãn hiệu thuốc BVTV hiện nay đang quá nhiều, vào khoảng 5.000 nhãn hiệu sản phẩm. Trong đó, có tới 1.300 nhãn hiệu thường xuyên liên quan đến tình trạng dư lượng hoạt chất BVTV trên lúa, gạo. Bộ NN-PTNT cần xem xét vấn đề này.
Gạo của các nước châu Á XK sang Mỹ bị cảnh báo ATTP từ đầu năm đến nay:
Ấn Độ: 19 lô
Pakistan: 18 lô
Thái Lan: 0 lô
|
Đây không phải là lần đầu tiên gạo Việt Nam bị “báo động” ở Mỹ về dư lượng thuốc BVTV. Năm 2013, Hiệp hội sản xuất gạo Mỹ (RPA) đã gửi thư ngỏ tới Cty ARI và toàn ngành gạo Mỹ, với nội dung liên quan đến gạo có nguồn gốc từ Việt Nam.
Cụ thể, trong thư này, RPA thông báo rằng họ sẽ theo dõi việc NK ngũ cốc của ARI để xem có nhập gạo từ Việt Nam hay không. Sở dĩ RPA có động thái như trên, vì trước đó gạo Việt Nam đã bị ngưng NK vào Nhật Bản do không đạt các yêu cầu về dư lượng chất BVTV.
Vì thế, trong thư ngỏ nói trên, RPA yêu cầu ARI phải xác nhận công ty này đã cam kết hợp tác với FDA trong việc kiểm tra dư lượng chất BVTV, ATTP đối với gạo có nguồn gốc từ Việt Nam mà ARI nhập khẩu vào Mỹ.
Theo ông Huỳnh Thế Năng, Chủ tịch Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), ngoài nguyên nhân chính là nông dân đang lạm dụng thuốc BVTV trong sản xuất lúa, việc gạo Việt Nam bị cảnh báo nhiều ở Mỹ còn có những nguyên nhân khác.
Trước hết, trong 8 hoạt chất BVTV mà cơ quan chức năng của Mỹ phát hiện được trên gạo có nguồn gốc từ Việt Nam, có 4 hoạt chất chưa được Bộ NN-PTNT quy định giới hạn dư lượng trên gạo.
Ở Việt Nam hiện nay lại chưa có phòng kiểm nghiệm nào đạt chuẩn quốc tế để có thể phát hiện dư lượng các hoạt chất BVTV trên gạo.
Chính vì vậy, để giảm thiểu số lô hàng gạo Việt Nam bị cảnh báo ở Mỹ về chất BVTV, qua đó có khả năng mất thị trường này, ông Năng cho rằng, Bộ NN-PTNT cần nghiên cứu, xem xét đưa ra quy định giới hạn dư lượng trên gạo đối với 4 hoạt chất BVTV hiện chưa được quy định như vậy ở Việt Nam.
Đồng thời đầu tư các phòng kiểm nghiệp đạt chuẩn quốc tế. Tăng cường kiểm soát ở biên giới để ngăn chặn thuốc BVTV ngoài danh mục tuồn vào Việt Nam.
Các tỉnh cần quan tâm, hướng dẫn nông dân sản xuất lúa sử dụng thuốc BVTV đúng cách, không lạm dụng thuốc BVTV, không sử dụng thuốc ngoài danh mục…
Bên cạnh đó, phải mở rộng, phát triển các mô hình sản xuất lúa giảm thiểu sử dụng thuốc BVTV như “1 phải, 5 giảm”…
Diện tích lúa sản xuất theo các mô hình giảm thuốc BVTV ở ĐSBSCL hiện còn khá khiêm tốn khi chiếm chưa tới 30%. Cần phải đưa diện tích những mô hình này lên 70-80%.
Số liệu XK gạo sang Mỹ trong 10 năm qua
Năm 2006: 467 tấn; năm 2007: 803 tấn; 2008: 863 tấn; 2009: 52.241 tấn; 2010: 13.136 tấn; 2011: 17.211 tấn; 2012: 59.164 tấn; 2013: 53.211 tấn; 2014: khoảng 70.000 tấn; 2015: 44.000 tấn.
(Nguồn: ITC và VFA)
|
Trao đổi với NNVN, ông Nguyễn Như Tiệp (ảnh), Cục trưởng Cục Quản lí chất lượng Nông lâm sản và thủy sản (Nafiqad) cho biết:
Thông tin về việc các lô gạo XK của Việt Nam sang Mỹ bị cảnh báo và trả về từ đầu năm đến nay mới là thông tin do Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) và một số DN xuất khẩu gạo phản ánh. Đến thời điểm này, Nafiqad chưa nhận được thông báo chính thức nào từ phía VFA cũng như các DN phản ánh về vấn đề này.
Theo ông Tiệp, hiện nay các thị trường như EU, Nhật Bản, Hàn Quốc… khi phát hiện các lô hàng của Việt Nam bị vi phạm, họ đều có thông báo trước hết cho cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam (cụ thể cơ quan đầu mối là Nafiqad) để truy xuất nguồn gốc và kiểm tra khắc phục.
Tuy nhiên đối với thị trường Mỹ, khi phát hiện lô hàng vi phạm, họ lại không thông báo cho Nafiqad, vì vậy cơ quan này không hề có thông tin.
Về nguyên nhân các lô gạo XK dính vi phạm tại Mỹ, ông Tiệp cho biết Nafiqad cần phải có thông tin chính thức từ phía VFA để truy xuất nguồn gốc xem lô hàng ấy của Cty nào, SX ở đâu; các lô hàng bị dính vi phạm vượt dư lượng thuốc BVTV là các hoạt chất gì, hoạt chất đó đã có quy định về mức tồn dư tối đa cho phép (MRL) cả ở Mỹ, Việt Nam và quốc tế hay chưa… Theo đó, mới có thể khẳng định ở Việt Nam có kiểm nghiệm được MRL của các chất ấy không và có các giải pháp khắc phục.
Lê Bền
|
THỊ TRƯỜNG XK GẠO VIỆT NAM 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2016
Khu vực
|
6 tháng đầu 2015
|
6 tháng đầu 2016
|
(+/-)
%
|
Số lượng
(tấn)
|
Chiếm
%
|
Số lượng
(tấn)
|
Chiếm
%
|
CHÂU Á
|
1.881.507
|
69,40
|
1.779.788
|
66,98
|
-5,41
|
Trung Quốc
|
1.019.444
|
37,60
|
926.125
|
34,85
|
-9,15
|
Hongkong
|
28.258
|
1,04
|
32.773
|
1,23
|
15,98
|
Indonesia
|
12.125
|
0,45
|
404.923
|
15,24
|
3239,58
|
Malaysia
|
235.875
|
8,70
|
93.366
|
3,51
|
-60,42
|
Philippines
|
434.034
|
16,01
|
208.159
|
7,83
|
-52,04
|
Châu Phi
|
394.303
|
14,54
|
436.667
|
16,43
|
10,75
|
Ghana
|
156.770
|
5,78
|
235.240
|
8,85
|
50,05
|
Ivory Coast
|
106.648
|
3,93
|
116.973
|
4,40
|
9,68
|
Châu Mỹ
|
283.853
|
10,47
|
315.018
|
11,86
|
10,98
|
Cuba
|
258.253
|
9,53
|
290.517
|
10,93
|
12,49
|
Châu Úc
|
60.993
|
2,25
|
54.002
|
2,03
|
-11,46
|
Châu Âu
|
52.984
|
1,95
|
31.661
|
1,19
|
-40,24
|
Trung Đông
|
37.513
|
1,38
|
39.977
|
1,50
|
6,57
|
Tổng cộng
|
2.711.156
|
100,00
|
2.657.127
|
100,00
|
-1,99
|
(Nguồn VFA)