|
Ông Vũ Vinh Phú. Ảnh: Hữu Oanh |
Thời điểm đó, không những củ đậu của người dân Quỳnh Phụ rẻ như cho, nông dân còn không buồn thu hoạch để ngoài đồng cho chuột ăn mà cà chua cũng gặp khó tương tự khi trẻ con lấy ném nhau chơi đùa ngoài đồng.
PV: Lúc đó, gỡ vướng mắc bằng cách nào, thưa ông?
- Lúc đó, nông dân trồng củ đậu, cà chua bị thương lái ép giá thấp đến chỉ vài trăm đồng/kg. Trong khi tại Hà Nội giá vẫn cao hơn cả chục lần. Tôi khẩn trương chỉ đạo các doanh nghiệp thương mại tổ chức ngay các xe hàng về thu mua tận đồng cho bà con nông dân đem về Hà Nội tiêu thụ.
Gần như ngay sau đó, cà chua, củ đậu tại Thái Bình được kéo giá lên, nông dân đỡ bớt bị thua thiệt. Thị trường Hà Nội, giá thành các loại nông sản trên cũng bị kéo giảm xuống, làm lợi cho người tiêu dùng.
Trong câu chuyện xảy ra tương tự với quả dưa hấu (Quảng Nam), các “cần ăng ten” tiêu thụ sản phẩm là các tổng công ty thương mại lớn của cả nước dường như bị “tê liệt” không tổ chức thu mua cho nông dân. Ngành Công thương thì phản ứng có phần chậm chạp, yếu ớt so với làn sóng ủng hộ, tiêu thụ dưa hấu của người dân trên mạng xã hội. Tổng Công ty Thương mại lớn như Hapro cũng “giữ im lặng”. Chỉ có hệ thống siêu thị Coop Mart là lên tiếng thu mua cho nông dân.
Tuy nhiên, khách quan mà nói, dưa hấu đưa về Hà Nội tiêu thụ tại các siêu thị cũng khá chậm vì mặt hàng này vốn cũng bán không chạy. Hợp lý hơn cần đưa vào các chợ dân sinh với 90% nhu cầu mua bán của người dân Hà Nội đang đi chợ hàng ngày.
Tuy nhiên, vấn đề ở đây là không có một nhạc trưởng đúng nghĩa, chịu trách nhiệm chính về vấn đề lưu thông, tiêu thụ sản phẩm.
PV: Nhạc trưởng ông vừa nói là cơ quan, ban, ngành nào ở Trung ương?
- Bộ Công thương trong vai trò nhạc trưởng lưu thông, tiêu thụ hàng hóa, cùng với đó là Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn trong vấn đề tổ chức sản xuất và một vai nữa là Bộ Khoa học và Công nghệ trong việc tổ chức những giải pháp khoa học kỹ thuật để hỗ trợ trong quá trình sản xuất cũng như tiêu thụ nông sản.
Cả 3 bộ, ngành đều có lực lượng tham gia vào quá trình sản xuất đến lưu thông. Thế nhưng cần một cơ quan kết nối liên ngành đóng vai trò nhạc trưởng chịu trách nhiệm cao nhất trong vấn để tổ chức sản xuất, lưu thông, tiêu thụ hàng hóa.
Những cơ quan có trách nhiệm trên cần triển khai thực hiện đề án sản xuất tiêu thụ cây ăn quả. Trong đó, lựa chọn một số mặt hàng chính, chủ lực mà Việt Nam có thế mạnh như: Dưa hấu, thanh long, xoài... Tiếp đó, tuân thủ nghiêm quy hoạch vùng đối với từng loại quả để đảm bảo chất lượng tốt, giá thành cạnh tranh trên cơ sở trả lời 4 câu hỏi: Bán cho ai? Bán ở đâu? Bán thời điểm nào? Bán với giá như thế nào? Nếu thực hiện tốt 4 câu hỏi này thì bao giờ giá bán cây ăn quả cũng sẽ có lợi cho nông dân, khó gặp phải những rủi ro.
Tới đây, khi Cộng đồng Kinh tế Asean ra đời, nông sản Thái Lan, Indonesia… sẽ vào thị trường của ta và sẽ có cuộc cạnh tranh khốc liệt.
Dưa hấu Quảng Nam được các tổ chức đứng ra thu mua, tiêu thụ là vấn đề đáng suy ngẫm của công tác quản lý Nhà nước trong lĩnh vực sản xuất đến tiêu thụ. Ảnh: Hữu Oanh
PV: Là người có kinh nghiệm nhiều năm quản lý trong lĩnh vực thương mại, ông đánh giá gì về cách làm trong tiêu thụ cây ăn quả nói riêng và nông sản nói chung trong suốt thời gian qua?
- 13 năm nay, câu chuyện sản xuất thiếu quy hoạch vùng, trồng quá nhiều và bị tư thương cả trong nước và nước ngoài ép giá nông dân, rồi “đến hẹn” hàng trăm xe nông sản của ta ở cửa khẩu lại bị dừng lại kiểm tra đến nhiều giờ đồng hồ mà không có bảo quản khiến nông sản thối, hỏng ngay giữa đường...
Tôi cần nhắc lại, đừng bao giờ trách người dân nông sao trồng quá nhiều cây này, quả kia dẫn tới lúc không thể tiêu thụ hết mà hãy nhắc nhiều đến bàn tay của nhạc trưởng trong sản xuất và tiêu thụ như đã nói ở trên.
Cần khẩn trương kí kết và thực hiện hợp đồng biên mậu trong xuất khẩu nông sản với các quốc gia láng giềng. Khi đó, nước nhập khẩu nông sản sẽ chịu trách nhiệm sang tận vùng trồng của ta để thẩm định đơn hàng kí kết hợp đồng ngay từ lúc nông sản mới ở dạng phôi. Ví dụ, 1 vạn quả dưa hấu mới trồng nhà nhập khẩu đánh giá chất lượng tốt và khi thu hoạch sẽ giám sát tại xe khi dưa đã lên xe là trách nhiệm hoàn toàn thuộc về nhà nhập khẩu và tới cửa khẩu, mọi thủ tục thông quan chỉ mất 5 - 10 phút và tránh được nhiều “rủi ro” về lưu thông và tiêu thụ mà nông sản của ta vẫn vấp phải.
Cùng với đó, 3 bộ khi nãy tôi đề cập nên chung tay xây dựng quy hoạch vùng, liên kết tốt và phát triển bằng chiến lược. Song song với xuất khẩu, cần quan tâm đến tiêu thụ nội địa. Như chuyện dưa hấu, bên cạnh tổ chức bán tại các chợ dân sinh trên toàn quốc, tại sao với trình độ khoa học công nghệ của Việt Nam mà không doanh nghiệp nào thu mua dưa hấu với số lượng lớn để sản xuất nước đóng hộp dưa hấu một cách đơn giản, trong khi trên thị trường giá các loại nước hoa quả nhập vẫn bán với giá hàng chục nghìn đồng/hộp.