Cần Thơ: Ký kết Chương trình phối hợp giám sát vật tư nông nghiệp bốn cơ quan
09:46 - 24/04/2015
(Cổng ĐT HND) - Vừa qua, tại thành phố Cần Thơ diễn ra lễ ký kết Chương trình phối hợp giữa HND - UBMTTQVN thành phố Cần Thơ- Sở Nông nghiệp &  PTNT và Sở Công thương thành phố về việc giám sát thực hiện pháp luật về quản lý, sản xuất, kinh doanh và sử dụng vật tư nông nghiệp giai đoạn 2014 – 2020. Đến dự lễ ký kết có đại diện lãnh đạo Hội Nông dân thành phố, lãnh đạo các Sở, ngành có liên quan.

Ảnh minh họa (Nguồn: Internet)

Hoạt động ký kết liên ngành lần này nhằm cụ thể hóa việc thực hiện Chương trình phối hợp số 17-CTPH/HND-MTTQ-BNN&PTNT-BCT giữa Hội Nông dân Việt Nam, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Bộ Nông nghiệp & PTNT và Bộ Công Thương (gọi tắt là Chương trình phối hợp số 17) đã được bốn bên ký trước đó vào ngày 17/7/2014.

 
Thông qua các hoạt động của Chương trình phối hợp số 17 sẽ thực thi hiệu quả công tác quản lý của Nhà nước về sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp được công khai, minh bạch; và hơn hết là bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng được sử dụng những sản phẩm bảo đảm chất lượng.

 
Chương trình phối hợp tập trung vào 4 nội dung chính như sau: Thứ nhất là giám sát đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh, người sử dụng trong việc thực hiện các quy định của pháp luật về sản xuất, kinh doanh, sử dụng vật tư nông nghiệp; đấu tranh, ngăn chặn, xử lý các cơ sở sản xuất, kinh doanh các loại vật tư nông nghiệp kém chất lượng, ngoài danh mục lưu hành, không rõ nguồn gốc.

 
Thứ hai, giám sát việc ban hành và tổ chức thực hiện các chính sách, pháp luật của Nhà nước về quản lý sản xuất, kinh doanh, sử dụng vật tư nông nghiệp.

 
Thứ ba là tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn người dân tham gia giám sát; tuyên truyền, phổ biến những sản phẩm vật tư nông nghiệp đảm bảo về tiêu chuẩn, chất lượng; biểu dương những tập thể, cá nhân chấp hành tốt các qui định của pháp luật về quản lý, sản xuất, kinh doanh, sử dụng vật tư nông nghiệp...

 
Thứ tư, xây dựng các mô hình điểm về quản lý, sản xuất, kinh doanh, sử dụng vật tư nông nghiệp; tổ chức các lớp tập huấn nâng cao năng lực giám sát cho đội ngũ cán bộ Hội Nông dân, UBMTTQ các cấp và hội viên, nông dân.
 
 
Để cho việc thực hiện có hiệu quả, căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ của mỗi cơ quan, chương trình phối hợp phân công trách nhiệm cho từng cơ quan, từng ngành. Chẳng hạn như đối với Hội Nông dân thành phố: Có trách nhiệm chủ trì xây dựng, đề xuất chương trình, kế hoạch phối hợp giám sát hàng năm. Chủ động phối hợp với các ngành tuyên truyền, vận động hội viên, nông dân tham gia giám sát, tố giác, đấu tranh, ngăn chặn đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh, người sử dụng vật tư nông nghiệp giả, kém chất lượng, ngoài danh mục, không rõ nguồn gốc; đề nghị các cơ quan có thẩm quyền xem xét, xử lý…
 


UBMTTQ VN thành phố Cần Thơ có trách nhiệm vận động các hiệp hội ngành nghề có liên quan cung cấp thông tin, tham gia tuyên truyền, phổ biến và giám sát thực hiện các quy định của pháp luật về quản lý, sản xuất, kinh doanh, sử dụng vật tư nông nghiệp. Sở Nông nghiệp & PTNT chủ trì, phối hợp chọn địa bàn xây dựng mô hình điểm; nghiên cứu, đề xuất xây dựng, hoàn thiện cơ chế, chính sách, pháp luật; biên soạn, in ấn tài liệu tuyên truyền, tập huấn về quy định của pháp luật về quản lý, sản xuất, kinh doanh, sử dụng các loại vật tư nông nghiệp… Sở Công thương chỉ đạo Thanh tra Sở, Chi cục Quản lý thị trường thành phố phối hợp tăng cường thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính đối với các hành vi vi phạm; chống buôn lậu, sản xuất, kinh doanh hàng giả, hàng nhái…
 
 
Chương trình phối hợp nhằm mục đích phát hiện, ngăn chặn, xử lý đối với tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật về sản xuất, kinh doanh, sử dụng vật tư nông nghiệp giả, kém chất lượng, ngoài danh mục lưu hành, không rõ nguồn gốc; đồng thời phát hiện những nhân tố mới, những mặt tích cực để tuyên truyền, nhân rộng; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhân dân. Thông qua đó nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân trong việc thực hiện những quy định của pháp luật về quản lý, sản xuất, kinh doanh, sử dụng vật tư nông nghiệp; năng lực giám sát của cán bộ, hội viên, nông dân; từng bước thực hiện quản lý, sản xuất, kinh doanh, sử dụng vật tư nông nghiệp theo đúng quy định của pháp luật.

 

Cũng thông qua các hoạt động giám sát để kịp thời phát hiện những hạn chế, yếu kém trong quản lý, tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật về sản xuất, kinh doanh, sử dụng vật tư nông nghiệp để kiến nghị sửa đổi, bổ sung cho phù hợp, tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước. Việc thực hiện chương trình phối hợp phải gắn với phát huy quyền, trách nhiệm của nhân dân; tăng cường sự đồng thuận xã hội; hoạt động phối hợp phải được thực hiện trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao, thường xuyên, kịp thời, công khai, minh bạch và hiệu quả.
 
 
Chương trình phối hợp bốn bên sẽ tạo cơ sở pháp lý cho sự phối hợp thống nhất trong việc tham gia vào cuộc của các bên hữu quan, tạo cơ chế giám sát đồng bộ trong lĩnh vực vật tư nông nghiệp. Với mục đích bảo vệ tốt nhất quyền và lợi ích hợp pháp của hội viên, nông dân giúp người nông dân an tâm sản xuất; đồng thời cũng bảo vệ lợi ích cho các doanh nghiệp làm ăn, kinh doanh chân chính trên địa bàn tỉnh.
 
Hoàng Ngân
Thêm bình luận :
Họ và tên
Email

Bài đọc nhiều nhất

ĐBSCL: Mua tạm trữ 760.000 tấn gạo