Lân (P2O5) là một trong ba nguyên tố dinh dưỡng đa lượng cây trồng sử dụng nhiều nhất...
|
Được mùa cà phê nhờ phân lân Văn Điển |
Lân là thành phần chính xây dựng nên các hợp chất hữu cơ chủ chốt của nguyên sinh chất như photpho - protein, photpho - lipit. Lân có mặt trong các đường đơn dạng photphat - Este, vitamin (B1, B6). Lân có vai trò trong trao đổi tích lũy năng lượng, có mặt trong các hợp chất hoạt tính sinh học quan trọng như Enzym. Quá trình tạo Phytin bắt buộc phải có lân. Lân có vai trò đặc biệt trong việc tạo thành hạt, quả…
Lân tham gia chủ yếu vào quá trình phát triển bộ rễ, quá trình quang hợp và hô hấp (theo Penning Field và Kuzman). Lân có khả năng nâng cao tính chống chịu của cây trồng (chịu hạn, chịu úng, chịu rét…). Lân ảnh hưởng lớn đến sự nở hoa đậu quả và quá trình chín của quả và hạt. Thiếu lân, bộ rễ cây phát triển kém ảnh hưởng đến việc hấp thụ các chất dinh dưỡng, hạn chế quá trình quang hợp và hô hấp, ảnh hưởng đến quá trình đậu quả, giảm tính chống chịu ảnh hưởng lớn đến năng suất cây trồng.
Vậy lân tồn tại ở trong đất thế nào? Đất trồng trọt ở nước ta hình thành trong vùng nhiệt đới ẩm có mức độ phong hóa sâu sắc, tỷ lệ SiO2/P2O3 rất thấp hầu hết đất nghèo đến rất nghèo. Lân dễ tiêu: Đất đồi đỏ vàng chỉ từ 2 - 4mg lân dễ tiêu trên 100g đất, đất đỏ bazan, đất xám từ 3 - 5mg, đất phèn từ 2 - 8mg, đất lúa nước từ 5 - 10mg, đất bạc màu từ 3 - 5mg, đất cát biển từ 1 -5mg.
Riêng vùng đất phù sa sông Hồng có lượng lân dễ tiêu khá hơn một chút. Vì hầu hết môi trường đất chua PH <4,5, nghèo Ca2+; Mg2+ độ bão hòa bazơ thấp, hàm lượng Al3+ và Fe3+ tự do rất cao nên dạng lân hòa tan trong nước hầu như không có, lân trong đất tồn tại chủ yếu ở dạng photphat sắt, photphat nhôm kết tủa đến 80% (hiện tượng giữ chặt lân) lân trong đất được cây trồng hấp thụ chủ yếu ở các dạng ion phot phat. Vậy những loại phân bón nào chứa lân và hiệu lực sử dụng thế nào?
- Lân trong phân hữu cơ (phân trâu bò lợn gà ủ hoai, ủ mục) có hàm lượng lân dễ tiêu rất thấp và không bị sắt, nhôm di động giữ chặt nên hiệu suất sử dụng cao. Tuy nhiên hàm lượng quá nhỏ nên không đủ cung cấp theo nhu cầu của cây trồng.
- Apatit nghiền: Là quặng đá có chứa hàm lượng lân tổng số từ 28 - 34% được nghiền thành bột qua dây 0,15mm loại phân này không có lân dễ tiêu bởi vậy khi bón qua đất cây trồng không sử dụng được.
- Photphorit nghiền: Quặng đá photphorit có chứa trên 15% lân tổng số không có lân dễ tiêu được nghiền nhỏ thành bột qua dây 0,15mm khi bón qua đất cây trồng cũng không sử dụng được.
- Phân supe lân: Công thức hóa học là Ca(H2PO4)H2O + 2CaSO4 + 2H2O + axit photphoric 2%. Supe lân có lượng lân dễ tiêu 15 - 16,5% và 22 - 23% CaSO4 (thạch cao). Đây là phân có phản ứng chua do công nghệ sản xuất phải dùng axit tác động vào quặng apatit để chuyển hóa lân tổng số trong quặng thành lân dễ tiêu, supe lân. Khi bón vào đất tan nhanh trong nước do đất trồng trọt ở nước ta hầu hết có phản ứng chua, hàm lượng sắt nhôm tự do rất cao, liên kết hóa học với lân hòa tan hấp thụ trên bề mặt các oxit hydrat hóa của Fe và Al, về bản chất là những keo dương trao đổi OH- với anion H2PO4- hoặc HPO42-, người ta gọi hiện tượng này là cố định lân làm giảm hiệu lực sử dụng của supe lân.
Những thí nghiệm cho thấy: Trên đất đỏ bazan sau 24h bón supe lân thì 50% lượng lân dễ tiêu đã bị giữ chặt và sau 48h toàn bộ lân dễ tiêu bị giữ chặt (Theo Tayarana và Shankar B.N), hiệu quả sử dụng của supe lân trên đất trồng cà phê chỉ khoảng 10%. Nguyên nhân là lượng lân dễ tiêu bón vào đất gặp nước hòa tan bị cố định thành dạng photphat không tan, cây trồng không hấp thụ được. Trên các loại đất khác nhau, đất đồi đỏ vàng, đất phèn tỷ lệ lân dễ tiêu bị giữ chặt từ 350 - 780ppm cây trồng chỉ sử dụng được 15 - 20% các loại đất khác như phù sa sông Hồng lân cũng bị giữ chặt đến 320ppm (Đất Việt Nam, 2000).
Phân lân nung chảy Văn Điển công thức hóa học: 4(Ca, Mg)O.P2O5 + 5(Ca, Mg)O P2O5. SiO2. Phân lân nung chảy Văn Điển có 15 - 17% P2O5 dễ tiêu, 15 - 18% MgO, 28 - 30% CaO và 24 - 30% SiO2 và đầy đủ các nguyên tố vi lượng Zn, B, Cu, Mo, Mn... Phân lân Văn Điển mang tính kiềm (PH 8 -8,5) không tan trong nước mà tan hết trong axit do rễ cây tiết ra (axit xitric, axitmalic…). |
Trong thực tế hiệu lực sử dụng của supe lân cũng còn phụ thuộc vào tình hình ngập nước hay khô, đất phèn thì trong 2 - 3 ngày đầu đã có 80 - 90% lượng lân dễ tiêu chuyển hóa sang dạng photphat sắt, nhôm khó tan và 1 - 2 tháng sau thì hầu hết lân dễ tiêu chuyển thành phot phat sắt nhôm kết tủa (Nguyễn Huy Phiêu). Vì vậy hiệu lực sử dụng của supe lân chỉ tồn tại thời gian đầu, các giai đoạn sau lân dễ tiêu bị giữ chặt, cây trồng không sử dụng được làm cho hiện tượng đói lân thường xảy ra ở giữa và cuối vụ.
Ngoài lân dễ tiêu, trong supe lân còn chứa tỷ lệ axit dư và thạch cao lượng lớn đến 22%. Sử dụng supe lân lâu dài sẽ làm cho đất chua và lượng thạch cao sẽ kết dư thành cục thành tảng làm cho đất chai cứng, giảm hiệu lực sử dụng của lân.
Đồng thời với quá trình hấp thụ lân của cây nên tránh được hiện tượng cố định lân, kết tủa lân, hiệu lực sử dụng của lân đến 98% và lâu bền cây trồng cần đến đâu thì tiết ra dịch chua để đồng hóa và hấp thụ lân đến đó, nếu cây trồng chưa sử dụng hết thì lân Văn Điển nằm lại trong đất tiếp tục cung cấp cho cây trồng ở những giai đoạn sau, vụ sau lân Văn Điển không bị rửa trôi, không bị sắt, nhôm di động trong đất giữ chặt.
Trong phân lân Văn Điển còn chứa đến 50% canxi và silic, cứ 1kg lân Văn Điển tương đương 0,5 - 0,7kg canxicacbonnat, canxi cũng có tác dụng giảm gián tiếp hiện tượng cố định lân thông qua việc tăng giá trị PH của đất, ngoài ra trong phân bón Văn Điển có hàm lượng silic cao làm tăng khả năng chống chịu của cây trồng, trên tất cả các loại đất.
Tất cả các loại cây trồng bón phân lân Văn Điển đều có hiệu quả cao và bền vững. Một lần bón cây trồng sử dụng thỏa mãn cả vụ đầy đủ tất cả các yếu tố dinh dưỡng từ lân dễ tiêu, canxi, magie, silic và 6 nguyên tố vi lượng, làm tăng năng suất và chất lượng nông sản, đồng thời cân bằng lại dinh dưỡng, nâng cao độ phì nhiêu cho đất trồng trọt.
KS. NGUYỄN XUÂN THỰ