Không để khoai tây Trung Quốc 'mặc áo' khoai Đà Lạt
09:33 - 11/09/2015
Trong nhiều năm qua, việc nhập khoai tây Trung Quốc về Đà Lạt để “làm áo” (rửa sạch, bôi đất đỏ Đà Lạt bên ngoài củ, phơi khô...) rồi đưa đi tiêu thụ tại các tỉnh diễn ra khá phổ biến và công khai.
Khoai tây Trung Quốc nhập về Chợ Nông sản Đà Lạt được “làm áo” rồi đưa đi tiêu thụ với sự nhập nhèm với khoai tây Đà Lạt

UBND TP Đà Lạt (Lâm Đồng) cho biết vừa có văn bản chỉ đạo về vấn đề khoai tây Đà Lạt và khoai tây Trung Quốc hiện đang làm xáo trộn thị trường nông sản Đà Lạt.

Theo đó, cùng với việc xây dựng quy chế quản lý hoạt động của Chợ đầu mối Nông sản Đà Lạt, BQL chợ Đà Lạt cũng đã được UBND TP Đà Lạt giao nhiệm vụ “Nghiên cứu địa điểm thuận lợi để trưng bày sản phẩm giúp người dân và du khách phân biệt được giữa khoai tây Đà Lạt và khoai tây Trung Quốc”.

UBND TP Đà Lạt còn đề nghị Sở NN-PTNT Lâm Đồng cung cấp những tài liệu tuyên truyền về khoai tây Đà Lạt và khoai tây Trung Quốc để TP thực hiện việc tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng.

Đặc biệt hỗ trợ nghiên cứu giống khoai tây trồng được vào mùa mưa của Đà Lạt và công nghệ bảo quản khoai tây sau thu hoạch, xây dựng mô hình liên kết SX và tiêu thụ khoai tây Đà Lạt nhằm hạn chế đến mức thấp nhất việc nhập kNK hẩu khoai tây Trung Quốc về Đà Lạt trong mùa mưa (mùa mưa là mùa Đà Lạt rất khan hiếm mặt hàng khoai tây).

Về phía tỉnh, cuối tháng 8 vừa qua, UBND tỉnh cũng đã có văn bản liên quan đến vấn đề này. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng Phạm S đã ký văn bản “Tăng cường công tác kiểm tra xử lý hành vi gian lận thương mại khoai tây Trung Quốc giả khoai tây Đà Lạt”.

Theo đó, UBND tỉnh Lâm Đồng giao nhiệm vụ cho Sở Công thương phối hợp với Công an tỉnh và các ngành chức năng phải “Áp dụng các biện pháp nghiệp vụ để kiểm tra, xử lý hành vi gian lận thương mại bán khoai tây Trung Quốc giả khoai tây Đà Lạt”.

Giao BQL chợ Đà Lạt tập trung kiểm tra chặt chẽ đầu vào đối với mặt hàng khoai tây, yêu cầu các hộ kinh doanh ký cam kết chấp hành nghiêm các quy định, phối hợp chặt chẽ với Chi cục BVTV tỉnh phân tích chất lượng nông sản NK, nhất là khoai tây nhập về từ Trung Quốc.

Yêu cầu cơ quan hữu trách phải tăng cường kiểm tra nguồn gốc xuất xứ, hóa đơn, chứng từ của khoai tây nhập vào tỉnh Lâm Đồng; đặc biệt là, xác định động cơ của hành vi trộn đất đỏ Đà Lạt vào khoai tây Trung Quốc trước khi đưa đi tiêu thụ của một số cơ sở kinh doanh để có hình thức xử lý.

Trong nhiều năm qua, việc nhập khoai tây Trung Quốc về Đà Lạt để “làm áo” (rửa sạch, bôi đất đỏ Đà Lạt bên ngoài củ, phơi khô...) rồi đưa đi tiêu thụ tại các tỉnh diễn ra khá phổ biến và công khai.

Một trong những nguyên nhân khiến thương lái bất chấp để làm giả nhãn hiệu khoai tây Đà Lạt là vì lợi nhuận: Khoai tây Trung Quốc nhập về với giá chỉ trên dưới 3.500 đồng/kg, sau khi “làm áo” được bán với giá trên dưới 18.000 đồng/kg; trong khi giá khoai tây Đà Lạt không thấp hơn 20.000 đồng/kg.

Chỉ trong vòng hơn tháng qua (từ cuối tháng 7 đến nay), tiểu thương ở Chợ Nông sản Đà Lạt đã nhập hơn 300 tấn khoai tây Trung Quốc về để “làm áo” và tiêu thụ.

15-33-38_dsc05151
Khoai tây Trung Quốc từ Đà Lạt sau khi được “làm áo” và chuyển đi các tỉnh để tiêu thụ trong những bao bì như thế này (không dán nhãn mác) khiến người tiêu dùng lầm tưởng là khoai tây Đà Lạt

Vấn đề đáng lưu ý hiện nay nữa là: Trong vài ngày đầu tháng 9 mới đây, tại Chợ Nông sản Đà Lạt đã nảy sinh một hiện tượng bất thường là một số tiểu thương đã xử lý khoai tây Trung Quốc nhập về bị nảy mầm (do chất lượng không đảm bảo và do khâu bảo quản không tốt) bằng cách lặt bỏ mầm rồi trét đất đỏ lên chỗ nảy mầm, đồng thời bôi đều lên toàn bộ vỏ khoai bằng lớp đất đỏ mỏng để che đậy dấu hiệu vỏ khoai chuyển sang màu xanh rồi sau đó đưa đi tiêu thụ.

Theo cơ quan chuyên môn, những củ khoai tây khi có vỏ chuyển sang màu xanh hoặc màu xanh tím cộng với nảy mầm là thứ khoai rất độc, có khả năng gây tác hại lớn đến sức khỏe người tiêu dùng, bởi bên trong những củ khoai này có chứa hai loại độc tố solanine và chaconine.

KHẮC DŨNG
Nguồn: NNVN
Thêm bình luận :
Họ và tên
Email

Bài đọc nhiều nhất

ĐBSCL: Mua tạm trữ 760.000 tấn gạo