Vẫn sẽ “thừa thầy thiếu thợ” nếu không thay đổi
17:21 - 31/08/2015
Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo luật này do Chủ nhiệm Ủy ban văn hóa, giáo dục, thanh niên, thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội Đào Trọng, giáo dục nghề nghiệp hiện đang bị phân tách thành hai bộ phận do hai bộ thực hiện quản lý nhà nước, trong đó Bộ LĐTB-XH quản lý hệ thống dạy nghề gồm ba trình độ đào tạo sơ cấp nghề, trung cấp và cao đẳng nghề, Bộ GD-ĐT quản lý hệ thống trung cấp chuyên nghiệp và cao đẳng.
ĐB Nguyễn Thanh Hải

Điều này không chỉ dẫn tới tình trạng phân tán, chồng chéo, chia cắt trong quản lý, chỉ đạo, điều hành chung; dàn trải, lãng phí trong đầu tư, phân bổ nguồn lực mà còn gây khó khăn trong tổ chức thực hiện đào tạo; trùng lặp về ngành nghề đào tạo; khác biệt trong xây dựng chương trình đào tạo dẫn tới khó khăn trong liên thông, công nhận kết quả học tập giữa các trình độ; vướng mắc trong việc chuẩn hóa các trình độ đào tạo của hệ thống giáo dục quốc dân để phù hợp với thông lệ quốc tế…

Do đó, Ủy ban thường vụ Quốc hội đề nghị quy định giáo dục nghề nghiệp sẽ gồm ba trình độ: sơ cấp, trung cấp và cao đẳng. “Sau khi chuyển trình độ cao đẳng về bậc GDNN để hợp nhất với trình độ cao đẳng nghề thì bậc giáo dục đại học sẽ không còn trình độ đào tạo cao đẳng”, ông Đào Trọng Thi nhấn mạnh.
 
ĐB Nguyễn Thanh Hải, cho rằng, chính sách cho học nghề chưa đủ mạnh, cần bổ sung chính sách đối với người sau khi học nghề, như chính sách tạo việc làm, tuyển dụng. “Chúng tôi đi giám sát, 1 trường THCS ở miền núi chi tiêu trong 1 năm chỉ khoảng 500 triệu đồng. Nhưng khi tuyển dụng vị trí kế toán thì hàng chục đơn của người có trình độ cao đẳng, đại học tài chính kế toán nộp vào, không còn còn cơ hội cho trung cấp. Đó điều rất lãng phí. Tình trạng này khiến tỷ lệ học nghề, trung cấp ngày càng ít đi, vì các cơ quan nhiều vị trí chỉ cần trình độ trung cấp nhưng vẫn tuyển trình độ đại học, cao đẳng. Cần có chính sách để người dân thích học nghề cũng như thích vào học đại học, cao đẳng để khắc phục tình trạng thừa thầy thiếu thợ, người giỏi không học nghề, khiến năng suất lao động thấp”, ĐB Hải nói. 

Phó Chủ nhiệm VPQH Nguyễn Thanh Hải (Hòa Bình) phát biểu: Nếu những quan niệm, quy định về tuyển dụng lao động và mục tiêu giáo dục nghề nghiệp vẫn như cũ  thì tình trạng "thừa thầy thiếu thợ" vẫn tiếp diễn.

Cửa đại học càng rộng mở, cơ hội của đào tạo việc làm càng thu hẹp. Trong khi chính cơ chế chính sách tuyển dụng ưu tiên đại học đang gây thất vọng chán nản cho người học nghề cũng như gia đình họ. Bà Hải kể lại câu chuyện thực tế mà bà đã tận mắt chứng kiến trong quá trình giám sát. Ấy là việc một trường X, quy mô kinh phí hàng năm chỉ 500 triệu đồng và nhu cầu quản lý sổ sách chỉ cần 1 kế toán trung cấp. Tuy nhiên, khi tuyển dụng vị trí này, đã có hàng chục đơn xin việc của hầu hết những người tốt nghiệp đại học. Việc một công việc chỉ cần trình độ kế toán trung cấp nhưng sử dụng trình độ đại học theo bà là "gây lãng phí lớn về đào tạo trong khi một người tốt nghiệp đại học chưa chắc đã làm việc tốt hơn người tốt nghiệp trung cấp".

Theo Phó Chủ nhiệm VPQH, chính khuynh hướng tuyển dụng nhân sự có trình độ cao hơn nhu cầu công việc, đặc biệt trong khối các cơ quan, doanh nghiệp nhà nước vừa gây thất vọng, chán nản, lo lắng cho cả người học nghề và gia đình họ. Và đây cũng chính là nguyên nhân của tình trạng thừa thầy thiếu thợ.

Bà Hải kiến nghị Luật giáo dục nghề nghiệp cần có những quy định để tạo ra sự đồng bộ giữa dạy nghề và tạo việc làm.

Nhắc lại kết quả của cuộc thi tay nghề Asean với chủ đề “Kỹ năng nghề - Giá trị đích thực của chúng ta”, cuộc thi mà Việt Nam đoạt giải nhất toàn đoàn với 15 huy chương vàng, trong khi Malaysia về nhì với 9 HCM, Indonesia 8 HCV, Singapore 4 và Thái Lan 3, bà Hải cho rằng: “Nguồn nhân lực của chúng ta rất có tiềm năng có thể so sánh với các nước trong khu vực”.

Tuy nhiên, trong khi luôn chiến thắng trong các cuộc thi tay nghề, nhưng theo một nghiên cứu của Tổ chức Lao động Quốc tế ILO thì Năng suất lao động (NSLĐ) của người Việt Nam kém người Singapore 15 lần, kém người Malaysia 5 lần, và chỉ bằng 2 phần 5 khi so sánh với người Thái Lan. Năng suất lao động, chất lượng lao động của người Việt Nam hiện nay chưa tương xứng với tiềm năng của người Việt Nam- bà nói, và vấn đề này rõ ràng có nguyên nhân từ chất lượng dạy nghề còn chưa thực sự phù hợp với thực tiễn khách quan, chưa đáp ứng được nhu cầu của thị trường lao động.
 
D.Thanh
Nguồn: KTNT
Thêm bình luận :
Họ và tên
Email

Bài đọc nhiều nhất

ĐBSCL: Mua tạm trữ 760.000 tấn gạo