Trồng ớt trúng mùa được giá
22:17 - 27/02/2017
(TNNN) - Trồng ớt trở thành một mặt hàng có giá trị kinh tế vì quả ớt không chỉ là gia vị tươi mà còn được sử dụng trong công nghiệp chế biến thực phẩm và dược liệu để bào chế các thuốc trị ngoại khoa như phong thấp, nhức mỏi, cảm lạnh hay nội khoa như thương hàn, cảm phổi, thiên thời… nhờ tính chất capsaicine chứa trong quả. Đồng thời, quả ớt hiện nay được xuất khẩu ra các nước Trung Quốc, Ấn Độ, Hàn Quốc, Malaysia,  Campuchia…, nhờ vậy nhu cầu và diện tích quả ớt ở nhiều nơi có chiều hướng gia tăng, hầu hết các hộ trồng ớt chuyên canh  hiện nay đều có cuộc sống khá giả.
Nhiều năm gần đây, nông dân trồng ớt thương phẩm ở nhiều địa phương rất phấn khởi bởi đầu ra thuận lợi và bán được giá cao

Từ 03 năm trở lại đây, nông dân trồng ớt thương phẩm ở nhiều địa phương rất phấn khởi bởi đầu ra thuận lợi và bán được giá cao, dao động từ 30.000 – 40.000 đồng/kg nhưng từ tháng 8 âm lịch đến nay giá quả ớt được cao hơn từ 60.000 – 70.000 đồng/kg. Không những trúng giá mà các loại giống ớt vụ này đều trúng mùa, với năng suất gần 10 tấn/ha. Với mức giá này, sau một vụ trồng (khoảng 5 tháng) nhà nông có lãi hơn 300 triệu đồng/ha.

Để quả ớt trồng đạt được hiệu quả tối đa, đáp ứng đủ yêu cầu xuất khẩu sang các nước, cần chú ý các kỹ thuật sau:

1. Chuẩn bị cây ớt con

Lượng hạt giống gieo đủ cấy cho 1.000m2 từ 15-25 gram (150-160 hột/g). Diện tích gieo ương cây con là 250 m2. Chọn đất cao ráo hay làm giàn cách mặt đất 0,5-1 m, lót phên tre hay lá chuối rồi đổ lên trên một lớp đất, phân, tro dày 5-10 cm rồi gieo hạt. Cách này dễ chăm sóc cây con và ngăn ngừa côn trùng hoặc gia súc phá hại. Cũng có thể gieo hạt thẳng vào bầu hay gieo theo hàng trên líp ương. Hạt ớt thường nẩy mầm chậm, 8-10 ngày sau khi gieo mới mọc khỏi đất, cây con cấy vào lúc 30-35 ngày tuổi, có sử dụng màng phủ cây con nên cấy sớm lúc 20 ngày tuổi.

2. Cách trồng ớt

Đất trồng ớt phải được luân canh triệt để với cà chua, thuốc lá và cà tím. Trồng mùa mưa cần lên líp cao vì cây ớt chịu úng kém. Khoảng cách trồng thay đổi tùy thời gian dự định thu hoạch trái, nếu ăn trái nhanh (4-5 tháng sau khi trồng) nên trồng dày, khoảng cách trồng 50 x (30-40) cm, mật độ 3.500-5.000 cây/1.000m2; nếu muốn thu hoạch lâu nên trồng thưa, 70 x (50-60) cm, mật độ 2.000-2.500 cây/1.000m2.

3. Bón phân

Tùy theo loại đất, mức phân bón trung bình toàn vụ cho 1.000m2 như sau:

20 kg Urea + 50 kg Super lân + 20 kg Clorua kali + 12 kg Calcium nitrat + (50-70) kg 16-16-8 + 1 tấn chuồng hoai + 100 kg vôi bột, tương đương với lượng phân nguyên chất (185-210N)-(150-180P2O5)-(160-180K2O) kg/ha.

* Bón lót: 50 kg super lân, 3 kg Clorua kali, 2 kg Calcium nitrat, 10-15 kg 16-16-8, 1 tấn phân chuồng và 100 kg vôi. Vôi rải đều trên mặt đất trước khi cuốc đất lên liếp, phân chuồng hoai, lân rãi trên toàn bộ mặt liếp xới trộn đều. Nên bón lót lượng phân nhiều hơn trồng phủ rơm vì phân nằm trong màng phủ ít bị bốc hơi do ánh nắng, hay rửa trôi do mưa.

* Bón phân thúc:

Lần 1: 20-25 ngày sau khi cấy (giống thấp cây) và 20 ngày sau khi cấy (giống cao cây). Số lượng 4 kg Urê, 3 kg Clorua kali, 10 kg 16-16-8 + 2 kg Calcium nitrat. Bón phân bằng cách vén màng phủ lên rãi phân một bên hàng cà hoặc đục lổ màng phủ giữa 2 gốc cà.

Lần 2: 55-60 ngày sau khi cấy, khi đã đậu trái đều.

Lượng bón: 6 kg Urê, 5 kg Clorua kali, 10-15 kg 16-16-8 + 2 kg Calcium nitrat. Vén màng phủ lên rãi phân phía còn lại cà hoặc bỏ phân vào lổ giữa 2 gốc cà.

Lần 3: Khi cây 80-85 ngày sau khi cấy, bắt đầu thu trái.

Lượng bón: 6 kg Urê, 5 kg Clorua kali, 10-15 kg 16-16-8 + 3 kg Calcium nitrat. Vén màng phủ lên rãi phân phía còn lại hoặc bỏ phân vào lổ giữa 2 gốc cà.

Lần 4: Khi cây 100-110 ngày sau khi cấy, thúc thu hoạch rộ (đối với ớt sừng dài ngày).

Lượng bón: 4 kg Urê, 4 kg Clorua kali, 10-15 kg 16-16-8 + 3 kg Calcium nitrat. Vén màng phủ lên rãi phân hoặc bỏ phân vào lổ giữa 2 gốc cà.

Chú ý: Trồng ớt thường bị thối đuôi trái do thiếu canxi, do đó mặc dù đất được bón vôi đầy đủ trước khi trồng hoặc bón đủ Calcium nitrat nhưng cũng nên chú ý phun bổ sung phân Clorua canxi (CaCl2) định kỳ 7-10 ngày/lần vào lúc trái đang phát triển để ngừa bệnh thối đuôi trái..

Nếu không dùng màng phủ, nên chia nhỏ lượng phân hơn và bón nhiều lần để hạn chế mất phân.

Nhằm góp phần tăng năng suất và phẩm chất trái, nhất là trong mùa mưa có thể dùng phân bón lá vi lượng như MasterGrow, Risopla II và IV, Miracle,… Bayfolan, Miracle… phun định kỳ 7-10 ngày/lần từ khi cấy đến 10 ngày trước khi thu hoạch.

3. Chăm sóc

Cây ớt cần nhiều nước nhất lúc ra hoa rộ và phát triển trái mạnh. Giai đoạn này thiếu nước hoặc quá ẩm đều dẫn đến đậu quả ít. Nếu khô hạn kéo dài thì tưới rảnh (tưới thấm) là phương pháp tốt nhất, khoảng 3-5 ngày tưới/lần. Tưới thấm vào rãnh tiết kiệm nước, không văng đất lên lá, giữ ẩm lâu, tăng hiệu quả sử dụng phân bón. Mùa mưa cần chú ý thoát nước tốt, không để nước ứ đọng lâu.

4. Phòng trừ bênh hại:

Bệnh héo cây con

Do nấm Rhizoctonia solani, Phythophthora sp., Pythium sp. – Phun, Validacin 5L, Anvil 5SC, Rovral 50WP, Ridomil 25 WP 1-2%o; Copper -B 2-3%o, Tilt super 250 ND, Bonanza 100 (các loại thuốc trị bệnh đốm vằn trên luá đều trị được bệnh này), do vi khuẩn Pseudomonas solanacearum, nấm Fusarium oxysporum, F. ycopersici,Sclerotium sp: Đối với nấm cần phát hiện sớm, phun ngừa hoặc trị bằng thuốc Copper B, Derosal, Appencarb super, Ridomil, Score.

Quả ớt xuất khẩu và dùng trong chế biến thực phẩm còn đòi hỏi các tiêu chuẩn như độ cay, mùi hương mà các giống trồng hiện chưa đáp ứng được. Do đó cần chú ý công tác chọn tạo giống và kỹ thuật chế biến ớt, bảo đảm tiêu chuẩn xuất khẩu thì cây ớt mới có giá trị kinh tế cao.
 
Huy Hoan
Thêm bình luận :
Họ và tên
Email

Bài đọc nhiều nhất

ĐBSCL: Mua tạm trữ 760.000 tấn gạo