Nghị định 67/2014/NĐ-CP: Giúp cho nhiều ngư dân được hưởng lợi từ chính sách
15:37 - 23/07/2015

(TNNN) - Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh giao Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan xây dựng, trình Chính phủ Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 67/2014/NĐ-CP ngày 7/7/2014 của Chính phủ về một số chính sách phát triển thủy sản theo trình tự, thủ tục rút gọn.

Ảnh minh họa

 

Mục tiêu sửa đổi, bổ sung Nghị định số 67/2014/NĐ-CP ngày 7/7/2014 của Chính phủ về một số chính sách phát triển thủy sản theo hướng tổ chức lại sản xuất gắn với bảo vệ chủ quyền biển đảo.

 
 
Phó Thủ tướng yêu cầu bổ sung trường hợp gia cố bọc vỏ thép, vỏ vật liệu mới; mua ngư lưới cụ, trang thiết bị hàng hải, trang thiết bị bảo quản tài sản, bốc xếp hàng hóa. Về sử dụng máy thủy cũ: Bổ sung quy định theo hướng cho phép sử dụng máy thủy đã qua sử dụng đối với trường hợp nâng cấp máy tàu; Bộ Khoa học và Công nghệ có trách nhiệm quy định tiêu chuẩn máy thủy đã qua sử dụng (máy thủy cũ).
 


Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định việc sử dụng và đăng kiểm máy thủy đã qua sử dụng.Về đối tượng được hưởng chính sách bảo hiểm tại Điều 5 Nghị định 67, Phó Thủ tướng yêu cầu bổ sung trường hợp các tàu khai thác hải sản xa bờ, tàu dịch vụ hậu cần khai thác hải sản xa bờ là thành viên nghiệp đoàn nghề cá có tham gia hoạt động khai thác hải sản.
 
 
Đối với thời hạn cho vay hỗ trợ lãi suất đóng mới tàu vỏ thép, tàu vỏ vật liệu mới quy định tại Điều 4 Nghị định 67, Phó Thủ tướng yêu cầu sửa đổi theo hướng tăng thêm 5 năm lên thành 16 năm.


Ngoài ra, Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ Tài chính chủ trì đề xuất cơ chế hỗ trợ một lần sau đầu tư, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước khi triển khai thí điểm.


 
 
Về thiết kế mẫu tàu vỏ gỗ, vật liệu mới, hỗ trợ chi phí thiết kế tàu từ 400CV trở lên. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn địa phương xây dựng, thẩm định, phê duyệt và công bố thiết kế mẫu tàu vỏ gỗ. Bộ Tài chính nghiên cứu, hướng dẫn trường hợp tàu khai thác hải sản, tàu dịch vụ hậu cần khai thác hải sản thuộc đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng theo quy định của pháp luật về thuế.


 
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam nghiên cứu, đề xuất điều chỉnh lãi suất cho vay vốn lưu động, báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định; nghiên cứu, hướng dẫn theo hướng khuyến khích các ngân hàng thương mại tự xem xét, quyết định cho vay thương mại đối với phần vốn đối ứng theo quy định.



 
Có thể khẳng đinh rằng Nghị định 67 của Chính phủ ra đời hết sức kịp thời trong việc giúp ngư dân đánh bắt xa bờ đồng thời cũng là chiến lược bảo vệ biển đảo Tổ quốc.
 


Chính phủ đã bổ sung nhiều cơ chế, chính sách ưu đãi tốt hơn với ngư dân và những cá nhân, tổ chức liên quan tới hoạt động nghề cá. Là một Nghị định ban hành kịp thời song trên thực tế trong thời gian qua việc thực hiện rất là khó vì quy định ngư dân phải đóng tàu vỏ sắt, trang thiết bị máy móc phải mới 100% thì ngân hàng mới cho vay.
 
 

Nhưng thực tế thấy rằng ngư dân không có tiền, khi đầu tư một con tàu vỏ sắt cũng phải mất hơn 10 tỷ đồng  và ngư dân phải bỏ ra 30%, tương đương 3-4 tỷ đồng trong khi ngư dân nghèo như vậy thì lấy đâu ra tiền. Chưa kể phải mua máy mới khoảng hơn 3 tỷ đồng, song nếu mua máy mới của Nhật Bản mới 85% chỉ có hơn 1 tỷ đồng.
 

 
Chính vì vậy, sau khi căn cứ vào kết quả của một số Đoàn đi khảo sát thực tế, Chính phủ đã sửa đổi Nghị định 67 trong đó đã đồng ý cho nhập khẩu máy tàu cũ để nâng cấp công suất của tàu. Như vậy chính sách sẽ rộng hơn, và nhiều người được hưởng, tiếp cận chính sách. Điều đó sẽ giúp cho ngư dân nâng cấp tàu để bám biển tốt hơn….


 
Việt Khoa

Thêm bình luận :
Họ và tên
Email

Bài đọc nhiều nhất

ĐBSCL: Mua tạm trữ 760.000 tấn gạo