Tính đến nay, tỉnh Cà Mau đã xây dựng gần 7 km kè ly tâm trên tuyến đê biển Tây, chủ yếu là tập trung tại các điểm sạt lở trọng điểm tại huyện U Minh.
|
Kè ly tâm mang lại hiệu quả cao nhưng lại rất tốn kém |
Kè ly tâm hay còn gọi kè ngầm tạo bãi, mang lại hiệu quả cao, có tác dụng vừa chống sạt lở đất chân đê vừa tạo bãi bồi cho rừng phòng hộ phát triển. Đây là loại kè kiên cố, được đánh giá phù hợp nhất trong các loại kè đã được thử nghiệm.
Hiện nay, bước vào mùa mưa bão nên tuyến đê biển Tây đang đứng trước nguy cơ sạt lở rất lớn. Việc thực hiện các biện pháp chống sạt lở tạm thời như làm các loại kè cừ tràm, kè bản nhựa, kè rọ đá… không mang lại hiệu quả.
Xét về lâu dài, việc xây dựng kè ly tâm là điều cần thiết. Tuy nhiên, kinh phí để xây dựng khá cao, trên 30 triệu đồng/m. Nếu xây dựng loại kè này cho toàn tuyến đê biển Tây gồm 3 huyện U Minh, Phú Tân và Trần Văn Thời với chiều dài 108 km thì ước tính kinh phí xây dựng khoảng 4.000 tỷ đồng.
Nguồn kinh phí để xây dựng rất lớn, đòi hỏi phải có kế hoạch cụ thể và có sự hỗ trợ từ nhiều phía.