Huy động sức dân trong xây dựng nông thôn mới
10:05 - 27/01/2016

(TNNN) - Hưởng ứng phong trào thi đua “Chung sức, chung lòng xây dựng nông thôn mới”, các địa phương trên cả nước đã thu hút được nhiều nguồn lực đầu tư cơ sở hạ tầng; đặc biệt là phong trào nông dân đóng góp tiền, hiến đất làm đường giao thông nông thôn, góp phần sớm hoàn thiện các tiêu chí xây dựng nông thôn mới.

Khang trang trên con đường mới của xã Bình Lộc, thị xã Long Khánh- Đồng Nai ảnh minh họa


Từ nhận thức đúng, thấu đáo về chủ trương xây dựng xây dựng nông thôn mới là mang lại hiệu quả thiết thực nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho chính người dân, người dân các xã huyện Lạc Sơn – Hòa Bình đã tích cực hưởng ứng đóng góp ngày công, tiền của, hiến đất, hoa màu làm công trình phúc lợi. Xuất Hóa là xã rộng với 16 xóm, có gần 60 km đường giao thông các loại. Xã đã tạo được hiệu quả cao từ phong trào  hiến đất mở rộng đường giao thông nông thôn, đóng góp ngày công làm công trình phúc lợi.

 

Trên địa bàn có hàng trăm hộ dân hiến gần 1,9 ha đất vườn, đất thổ cư, 0,8 ha đất ruộng, trên 700 m tường rào để làm đường giao thông và các công trình công cộng. Trong đó có nhiều gia đình ở xóm Vóc như các ông: Bùi Văn Chiêm tự nguyện hiến 360 m2 đất thổ cư ( trị giá 95 triệu đồng), Bùi Văn Ngọc hiến 350 m2 đất thổ cứ (80 triệu đồng), Bạch Ngọc Dương, xóm Xưa Thượng đập bỏ hàng chục mét tường rào để làm đường.

 

Cùng với đó, người dân cũng đồng tình tham gia đóng góp tiền của, công sức xây dựng hạ tầng thủy lợi, trạm y tế, nhà văn hóa theo tiêu chí xây dựng nông thôn mới. Đặc biệt, người dân xóm Nam Hòa 2 đã huy động gần 1 tỷ đồng để xây dựng nhà văn hóa theo tiêu chuẩn xây dựng nông thôn mới.
 

 
Chương trình xây dựng xây dựng nông thôn mới đã huy động sự tham gia của cả hệ thống chính trị, góp phần thay đổi bộ mặt nông thôn miền núi, cải thiện rõ rệt đời sống vật chất và tinh thần của người dân.  Do làm tốt công tác tuyên truyền, người dân hưởng ứng và tích cực tham gia xây dựng xây dựng nông thôn mới.



Giai đoạn 2011-2015, huyện có tổng nguồn vốn huy động  để xây dựng xây dựng nông thôn mới khoảng 1.180 tỷ đồng, nhân dân đã đóng góp trên 166,2 tỷ đồng, đồng thời hiến đất làm đường giao thông, kiên cố hóa kênh mương, công trình hạ tầng được gần 22,7 ha đất, đóng góp trên 73.000 ngày công với kinh phí khoảng 15 tỷ đồng. Xuất hiện nhiều hộ gia đình tiêu biểu ở các xã: Xuất Hóa, Văn Sơn, Vũ Lâm, Nhân Nghĩa, Yên Nghiệp, Bình Chân, Bình Cảng... tạo sức lan tỏa mạnh mẽ cho phong trào hiến đất, góp công xây dựng xây dựng nông thôn mới trên toàn huyện.



Cùng với huy động và quản lý tốt các nguồn lực, trong đó có sự đóng góp của người dân, đến nay, huyện Lạc Sơn đã có 3 xã đạt 19 tiêu chí xây dựng nông thôn mới là Vũ Lâm, Nhân Nghĩa và Liên Vũ. So với năm 2011, nhóm xã đạt từ 10-15 tiêu chí tăng 9 xã; nhóm xã đạt 7-9 tiêu chí tăng 16 xã. Bình quân mỗi xã đạt 8,4 tiêu chí. Đặc biệt, tỷ lệ hộ nghèo đã giảm từ 47,24% (năm 2011) xuống còn 18,35%. Thu nhập bình quân ước đạt 21,5 triệu đồng/người /năm.



Nhận thức rõ vai trò chủ thể trong xây dựng xây dựng nông thôn mới, nông dân Yên Thọ huyện Như Thanh (Thanh Hóa) không chỉ năng động trong phát triển nông nghiệp hàng hóa mà còn tự giác tham gia kiến thiết nông thôn. Trưởng thôn Yên Trung, Hoàng Minh Tuấn chia sẻ, trong xây dựng cơ sở vật chất hạ tầng, chi ủy, chính quyền, ban công tác mặt trận đưa ra quần chúng thảo luận sâu rộng, thông qua những công việc cụ thể, xây dựng thiết kế, dự toán thu chi, mức đóng góp, phương án thi công, lộ trình thanh toán.



Do vậy, toàn thôn đã kiên cố hóa được 5,7 km đường giao thông nông thôn, 2,7 km kênh mương cùng gần một km đường nội đồng. Giám sát chặt kỹ thuật, chất lượng vật liệu kiến trúc, chọn giải pháp thi công tối ưu, thanh toán theo khối lượng hoàn thành và công khai, minh bạch tình hình thu-chi, sử dụng vốn đóng góp cho nhân dân biết, Yên Trung đã phát huy hiệu quả nguồn lực, trách nhiệm của nhân dân, chung sức xây dựng xây dựng nông thôn mới.



Tổng vốn xây dựng xây dựng nông thôn mới đạt 182,126 tỷ đồng, trong đó huy động nhân dân đóng góp chiếm tới 63,48%. 60 km đường liên xã, liên thôn, nội thôn được thảm nhựa, bê-tông hóa; kiên cố hóa đường trục chính nội đồng đạt 86,4%, kênh mương đạt 95,45%. Lưới điện nông thôn được nâng cấp, cải tạo, hiện 100% số hộ trong xã sử dụng điện thường xuyên, an toàn. Từ chỗ mới đạt sáu tiêu chí, qua bốn năm tập trung lãnh đạo phát triển kinh tế là trọng tâm, thực hiện tốt Quy chế dân chủ ở cơ sở, Yên Thọ đã phát huy hiệu quả vai trò chủ thể của nhân dân trong xây dựng và đã hoàn thành 19 tiêu chí xây dựng nông thôn mới.




Sau khi UBND tỉnh, các huyện, thị xã, thành phố và cấp cơ sở trong tỉnh Phú Yên  tổ chức hội nghị phát động phong trào thi đua “Chung sức, chung lòng xây dựng nông thôn mới” và triển khai cuộc vận động “Toàn dân xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư gắn với xây dựng nông thôn mới” gắn với Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, nhiều địa phương đã xuất hiện những cách làm hay về xây dựng nông thôn mới.


 
Nhờ làm tốt công tác tuyên truyền nên trong quá trình vận động nhân dân hiến đất và tài sản trên đất có giá trị lớn để xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn, tạo sự đồng thuận cao trong nhân dân. Đơn cử như ông Nguyễn Can ở thôn Xuân Thạnh 1 (Hòa Tân Tây, Tây Hòa), tự nguyện hiến đất và tài sản trên đất trị giá 8 triệu đồng để xây dựng đường giao thông nông thôn. Ông Can tâm sự: “Mở rộng đường thông thoáng không chỉ tạo bộ mặt nông thôn mới, mà còn giúp bà con vận chuyển nông sản dễ dàng, con cái đi học được thuận lợi”.



 Theo thống kê của UBND xã Hòa Tân Tây (Tây Hòa), từ đầu năm đến nay đã huy động trong nhân dân đóng góp trên 83 triệu đồng xây dựng kết cấu hạ tầng. Từ nguồn vốn trên, xã tổ chức thi công 8 tuyến đường giao thông nông thôn, phấn đấu hoàn thành trong thời gian tới. Ngoài ra, nhân dân đã đóng góp 72 triệu đồng nâng cấp đường vào nghĩa trang xã và mua tủ sách pháp luật cho các thôn. Trên lĩnh vực thủy lợi, nhân dân cũng đã đóng góp 70 triệu đồng nâng cấp hệ thống thủy lợi ở khu vực đồng Trong.



Theo Ban chỉ đạo xây dựng nông thôn mới tỉnh, đến nay đã có 91/91 xã đã hoàn thành công tác phê duyệt đồ án nông thôn mới, đây là một nỗ lực lớn; tuy nhiên công tác lập và phê duyệt đề án một số xã hiện vẫn đang triển khai. Nguyên nhân, các xã bước đầu rà soát đánh giá thực trạng 19 tiêu chí nông thôn mới không sát với thực tế; vì vậy sau khi cấp huyện thẩm định, phê duyệt đề án thì các xã phải tiến hành rà soát lại thực trạng nông thôn theo thực tế địa phương nên có sự thay đổi, chỉnh sửa. Một nguyên nhân khác nữa, một số phòng ban tham mưu cho UBND huyện phê duyệt đề án chưa nắm rõ các nội dung quy hoạch dẫn đến chậm tiến độ…



Trong những năm qua, nhờ làm tốt công tác tác tuyên truyền, vận động, bà con trong xã Đồng Thịnh, Yên Lập (Phú Thọ) đã hiểu và cùng tham gia thực hiện xây dựng xây dựng nông thôn mới. Ngoài phần kinh phí nhà nước hỗ trợ, các khu tự họp bàn thỏa thuận mức huy động đóng góp, hộ thì hiến đất, hộ góp tiền hoặc góp công lao động, chặt cây cối, hoa màu để làm đường giao thông nông thôn, toàn xã hiện đã đạt được 9 tiêu chí”.
 


Ông Phùng Văn Định ở xóm Bằng Thung hiến gần 508m2 đất làm đường giao thông, tạo điều kiện thuận lợi cho bà con dân bản và các gia đình đi lại. Không chỉ hiến đất, gia đình ông Định còn vận động anh em trong gia đình, dòng họ đóng góp ngày công để làm đường. Ông Bùi Văn Nuôi, một trong nhiều hộ tự nguyện hiến gần 200m2 đất ở để thôn làm đường chia sẻ, diện tích đất gia đình ông hiến cho thôn làm đường hàng năm vẫn cho thu nhập từ các loại cây như nhãn, vải… nhưng khi xã có chủ trương làm đường, được cán bộ xã vận động, gia đình ông đã gương mẫu chặt cây, giải phóng mặt bằng để cho con đường bê tông mới đi qua.


 Cũng như ông Định, ông Nuôi, nhiều hộ gia đình khác ở trong xã như gia đình ông Hoàng Văn Đồng và những hộ dân khác tham gia hiến đất làm đường đều chung một suy nghĩ: được góp sức tham gia cùng địa phương làm đường là niềm tự hào của gia đình. Có đường mới, không chỉ bà con đi lại thuận tiện, mà ngay chính bản thân mình khi muốn đi ra ngoài cũng dễ hơn xưa rất nhiều.



Bây giờ vào mùa mưa, người dân trong xã đã thuận lợi hơn trong việc vận chuyển, thông thương, buôn bán. Cầm trên tay bản danh sách hàng trăm hộ gia đình đã tự nguyện hiến đất làm đường giao thông mới thấy hết được sức mạnh sự đoàn kết của toàn dân, mới thấy được sự tin tưởng của người dân đối với chính quyền, đoàn thể.


 Trong 3 năm, toàn huyện đã vận động hiến 465.608m2 đất, nhân dân cùng góp sức, góp công, đóng góp tiền, hiện vật, hiến các công trình của gia đình để giải phóng mặt bằng, xây dựng đường giao thông và các công trình thủy lợi. Nhờ đó, sau 3 năm thực hiện chương trình, toàn huyện đã xây dựng thêm được 24,84km đường trục xã và liên xã, xây dựng kiên cố thêm 37,2km đường liên thôn, cứng hoá thêm 13km đường ngõ xóm. Huy động được sức dân nên diện mạo nông thôn nhiều xã trong huyện như Thượng Long, Xuân Viên, Đồng Thịnh, Ngọc Lập, Mỹ Lung... đã có nhiều thay đổi.



 Đường giao thông liên thôn, liên xã được cứng hóa; trường học cho con em đồng bào các dân tộc, trụ sở làm việc của chính quyền xã được xây dựng khang trang, các hộ dân tự chỉnh trang nhà cửa, sân vườn sạch, đẹp. Hệ thống điện lưới được đầu tư nâng cấp và xây dựng mới thêm 20 trạm biến áp, 253km đường dây 0,4KV, đảm bảo đáp ứng nhu cầu điện phục vụ sản xuất và sinh hoạt cho nhân dân.


 Nhờ sự tích cực tham gia của người dân nên sau gần 3 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Yên Lập đã gặt hái được những kết quả quan trọng. Trong việc đánh giá thực hiện 19 tiêu chí, đến nay đã có 1 xã đạt 9 tiêu chí (Hưng Long), 1 xã đạt 8 tiêu chí (Lương Sơn), 4 xã đạt 7 tiêu chí (Xuân Thuỷ, Nga Hoàng, Đồng Thịnh, Ngọc Lập).
 



Có thể nói, vai trò của MTTQ các cấp huyện Yên Lập trong việc tham gia Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng xây dựng nông thôn mới trong những năm qua được khẳng định rõ nét. Bằng những chương trình hành động cụ thể, thiết thực, MTTQ các cấp trong huyện đã, đang và sẽ tiếp tục đóng góp vai trò quan trọng trong việc huy động nhân dân chung sức, chung lòng xây dựng xây dựng nông thôn mới để hoàn thành mục tiêu đến năm 2015 toàn huyện sẽ có 2 xã đạt chuẩn xây dựng nông thôn mới, góp phần xây dựng quê hương Yên Lập phát triển toàn diện và bền vững.


 
Như vậy, dù còn gặp rất nhiều khó khăn trong quá trình thực hiện, nhưng các tỉnh, thành đã quyết tâm phấn đấu nâng cao hơn nữa vai trò chủ thể của người dân trong xây dựng xây dựng nông thôn mới. Qua đó, tập trung chỉ đạo hỗ trợ tạo điều kiện khuyến khích các mô hình phát triển kinh tế có hiệu quả để nâng cao thu nhập cho người dân…


Hồng Phúc

Thêm bình luận :
Họ và tên
Email

Bài đọc nhiều nhất

ĐBSCL: Mua tạm trữ 760.000 tấn gạo