Ngành chăn nuôi sẽ có 10 năm chuẩn bị cho TPP
16:40 - 30/10/2015
Đó là thông tin mà Thứ trưởng Trần Quốc Khánh, Trưởng đoàn đàm phán TPP cho biết trong cuộc họp báo của Bộ Công thương chiều nay (9/10).
Ngành chăn nuôi sẽ có 10 năm để chuẩn bị cho TPP.

Ngày 5/10/2015, Bộ trưởng Thương mại của 12 nước tham gia đàm phán Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) gồm Australia, Brunei Darussalam, Canada, Chile, Nhật Bản, Malaysia, Mexico, New Zealand, Peru, Singapore, Mỹ và Việt Nam đã đã tuyên bố kết thúc đàm phán. Các bên thống nhất đạt một hiệp định với tiêu chuẩn cao, tham vọng, toàn diện và cân bằng, qua đó giúp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, hỗ trợ việc làm, thúc đẩy sáng tạo, hiệu quả và tính cạnh tranh của các nền kinh tế.

Các nước cũng kỳ vọng thỏa thuận này sẽ giúp nâng cao mức sống của người dân, giảm nghèo, khuyên khích sự minh bạch, hiệu quả điều hành cũng như cải thiện việc bảo vệ người lao động, môi trường. Hiệp định cũng được xem là bước quan trong việc tiến gần tới mục tiêu thúc đẩy thương mại tự do trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương. 

Đối với hàng nông nghiệp, các Bên sẽ xóa bỏ hoặc cắt giảm thuế quan và các chính sách mang tính hạn chế khác để gia tăng thương mại hàng nông nghiệp trong khu vực, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, nâng cao an ninh lương thực và hỗ trợ việc làm cho người nông dân và chủ trại nuôi gia súc của các nước TPP.

Bên cạnh việc xóa bỏ hoặc cắt giảm thuế quan, các Bên TPP nhất trí thúc đẩy cải cách về mặt chính sách, bao gồm cả việc thông qua xóa bỏ trợ cấp xuất khẩu nông nghiệp, hợp tác trong WTO để xây dựng các quy định về tín dụng xuất khẩu và giới hạn khoảng thời gian cho phép áp dụng các hạn chế đối với xuất khẩu lương thực nhằm bảo đảm hơn nữa an ninh lương thực trong khu vực.

Các Bên tham gia TPP nhất trí nâng cao tính minh bạch hóa liên quan đến việc vận hành doanh nghiệp thương mại nhà nước xuất khẩu và đưa ra các quy định hạn chế việc cấp vốn ưu đãi từ Chính phủ hoặc các chính sách khác gây bóp méo thương mại nông sản, cũng như yêu cầu về minh bạch hóa và phối hợp trong các hoạt động cụ thể liên quan đến công nghệ sinh học nông nghiệp và nông nghiệp hữu cơ.

Theo Thứ trưởng Bộ Công Thương Trần Quốc Khánh, với một số chủng loại nông sản mà Mỹ và một số nước khác trong TPP có thế mạnh như: thịt lợn, thịt gà… sức ép cạnh tranh sẽ rất lớn khi thuế suất về mức 0%. Một số nông sản khác cũng sẽ gặp khó khăn nhưng mức độ nhẹ hơn vì đây là những sản phẩm Việt Nam vẫn phải nhập khẩu từ trước như sản phẩm từ sữa, đậu tương, ngô và nguyên liệu sản xuất thức ăn gia súc...

Thứ trưởng nhấn mạnh: “Chăn nuôi sẽ gặp khó khăn nhất, song TPP là hiệp định cấp cao nhất với cam kết xoá bỏ thuế quan về 0% nhưng có lộ trình với Việt Nam. Ngành chăn nuôi có ít nhất 10 năm để chuẩn bị trước khi sức ép của cuộc chơi mới thực sự tác động.

Ngành nông nghiệp phải hết sức nỗ lực, tìm mọi cách biến thách thức thành cơ hội đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu, tổ chức lại sản xuất, ứng dụng khoa học-công nghệ… để sản phẩm nông nghiệp của ta đủ sức đứng vững trên sân nhà. Với những chương trình như triển khai cánh đồng mẫu lớn, cần sớm rút kinh nghiệm để nhân rộng và phát triển hợp lý trong tương lai. Theo kết quả đàm phán, việc mở cửa thị trường trong một số lĩnh vực nông nghiệp cũng sẽ được thực hiện theo lộ trình phù hợp”.

Nguồn: KTNT
Thêm bình luận :
Họ và tên
Email

Bài đọc nhiều nhất

ĐBSCL: Mua tạm trữ 760.000 tấn gạo