Phân bón Văn Điển gồm lân Văn Điển và các loại phân đa yếu tố NPK Văn Điển là loại kiềm tính, pH từ 8 - 8,5, ngoài việc nâng pH cải tạo đất chua nhưng không làm xác đất mà còn cải tạo đất...
|
Sử dụng phân bón Văn Điển ngoài cung cấp đầy đủ dinh dưỡng đa, trung, vi lượng cho cây trồng còn cung cấp vôi (canxi) khử chua, tạo độ pH trung tính cho đất |
Ở Việt Nam, do quá trình phong hóa từ đá mẹ chua mà hình thành nên các loại đất cộng với điều kiện khí hậu nhiệt đới có lượng mưa lớn hàng năm nên chất canxi (vôi) trong đất luôn luôn bị rửa trôi, khiến cho hàm lượng vôi trong đất thấp dần, độ pH cũng giảm theo, hầu hết là <4,5, thậm chí nhiều nơi pH <4, trong khi đó, nhu cầu môi trường thích hợp cho cây trồng phát triển hầu hết ở ngưỡng pH từ 5,5 - 6,5.
Vai trò của vôi (canxi) với cây trồng và đất
Ôxít Canxi (CaO) còn có tên gọi khác là vôi, được xếp vào nhóm các yếu tố dinh dưỡng trung lượng, một trong 16 nguyên tố dinh dưỡng chủ yếu của cây trồng. Tất cả các loại đất trồng trọt ở nước ta hầu hết là đất chua, trừ một diện tích nhỏ là đất phù sa ven sông.
Nguyên nhân do phong hóa đất mẹ chua, do điều kiện khí hậu, do thói quen canh tác của bà con nông dân hàng vụ, để nhiều tàn dư về thân lá dễ tươi của cây trồng sau thu hoạch để lại trong đất cũng như sử dụng các loại phân bón chua đã góp phần làm cho đất chua thiếu hụt vôi một cách nghiêm trọng.
Về vai trò của lân và canxi với cây lạc, kinh nghiệm nhà nông đã tổng kết: “Không lân không vôi thì thôi trồng lạc”, vì lân và vôi là 2 yếu tố rất quan trọng với cây lạc. Thành phần chủ yếu trong vôi là caxi và magie, là vật liệu cải tạo độ chua của đất. Lạc thích hợp nhất ở pH khoảng 5,5 - 6. Hầu hết đất trồng lạc ở Việt Nam ta có độ pH dưới 5. Cải tạo độ chua của đất hạn chế được độc hại cho cây, tăng độ dễ tiêu của lân trong đất để cung cấp cho cây và tăng hệ vi sinh vật đất.
Vôi là chất kích thích cho sự phát triển của bộ rễ nhất là thời kỳ cây còn non. Canxi là thành phần quan trọng tăng cường tạo vỏ lạc, giúp cho quá trình chuyển hóa các chất đường, bột đạm trong cây và quả lạc. Hơn nữa, canxi trong vôi tăng cường sự tạo nhân lạc, do đó bón vôi lạc chắc hơn, tăng năng suất và chất lượng lạc.
Điều đáng chú ý là vôi có tính đối kháng với kali với cây lạc. Tức là nếu bón vôi cao mà không cung cấp đủ phân kali sẽ gây hạn chế hút thu kali, dẫn đến thiếu kali đối với cây ảnh hưởng không tốt đến năng suất và chất lượng lạc. Trên đất pha cát, bón phân lân và vôi cây và củ lạc được phát triển tốt hơn nhiều so với sản xuất bình thường của nông dân.
Bón phân có lân nung chảy cho đất là một giải pháp đơn giản 3 trong 1: (1) nâng cao độ pH giảm độ chua, (2) bổ sung lân và (3) các trung vi lượng Ca, Mg, Si. Mo, Bo, Mn… Bón lân nung chảy Văn Điển hiệu suất sử dụng phân lân có xu hướng cao hơn so với các dạng lân axit và cation trao đổi Ca 2+ và Mg 2+ làm tăng độ màu mỡ của đất, cải thiện độ chua và tăng các dinh dưỡng có ích trong đất so với bón các dạng lân khác. |
Trên các vùng trồng hồ tiêu, đất có độ pH thấp (tính chất axit) nếu không có biện pháp xử lý và cải tạo đất phù hợp, rất khó để canh tác trồng tiêu. Vì vậy, người ta bón vôi (tính chất bazơ) để tăng độ pH cho đất tới mức phù hợp nhất có thể để cho cây tiêu sinh trưởng và phát triển, khử trùng và phòng trừ nấm bệnh cho cây, giúp tiêu tiêu diệt bớt nguồn bệnh đến từ nấm và vi khuẩn, giảm nguy cơ mắc bệnh, tăng năng suất cây trồng.
Giải pháp đơn giản nhưng hiệu quả
Để phát huy tốt tính năng của vôi, bà con nên bón vôi sớm trước khi trồng, tốt nhất là 1 - 2 tuần, đối với lúa nên bón vôi vào lúc làm đất trước khi gieo cấy. Vậy vôi có ở đâu? Vôi có từ đá vôi, vỏ sò, vỏ ốc, vỏ san hô nhưng cần phải nung kỹ để chuyển hóa canxi tạo thành ôxít canxi (CaO) còn gọi là vôi tôi mới bón được cho cây trồng.
Nếu chỉ nghiền sống vỏ sò vỏ ốc vỏ san hô, đá vôi thì không có hiệu quả cao đối với đất và cây trồng. Các dạng vật liệu như Dolomit, thạch cao nếu dùng để bón thì cũng không có hiệu quả. Tuy nhiên nếu bón vôi liên tục qua nhiều vu thì vôi sẽ làm “xác đất”.
Phân bón Văn Điển gồm lân Văn Điển và các loại phân đa yếu tố NPK Văn Điển là loại kiềm tính, pH từ 8 - 8,5, ngoài việc nâng pH cải tạo đất chua nhưng không làm xác đất mà còn cải tạo đất, cung cấp đầy đủ dinh dưỡng trung vi lượng. Ngoài chất dinh dưỡng chính là lân (P2O5) chiếm 15 - 17%, còn có các chất magiê 15%, vôi (CaO) 30%; silic (SiO2) 24% và các chất vi lượng: Bo, Mn, Cu, Co, Zn, Fe... tổng dinh dưỡng có trong phân lân Văn Điển là >95%. Với hàm lượng vôi đến 30%, cứ bón 10kg lân Văn Điển thì có đến 3,3kg vôi hoặc dùng phân đa yếu tố NPK Văn Điển lượng vôi cũng chứa từ 5 - 15% tùy theo từng loại.
Như vậy sử dụng phân lân Văn Điển, phân đa yếu tố NPK Văn Điển hoàn toàn thay thế dùng vôi, cũng như các loại vật liệu chứa vôi khác. Đối với lúa và cây hoa màu trước khi trồng bón 400 - 500kg/ha lân Văn Điển hoặc bón 350 - 400kg/ha NPK 5.10.3 hoặc 270 - 330kg/ha NPK 10.12.5.
Đối với cây công nghiệp như cà phê, tiêu và các cây ăn quả khi trồng mới bón 1 - 1,5kg/gốc lân Văn Điển hoặc bón 0,5kg NPK 5.10.3 là thỏa mãn nhu cầu vôi của cây trồng suốt cả niên vụ.
Tất cả các loại cây trồng đều cần phải được bón vôi khi trồng để khử độc vùng đất quanh rễ để nâng độ pH của đất. Khi độ pH được cải thiện, chất chua, chất độc trong đất giảm thì bộ rễ cây non có điều kiện phát triển thuận lợi khả năng hút nước và các chất dinh dưỡng của bộ rễ tăng lên cây khỏe mạnh phát triển nhanh.
Mặt khác cây trồng cũng cần lượng canxi nhất định, canxi tham gia vào các quá trình sinh hóa học trong cây để tổng hợp dinh dưỡng, đồng thời canxi còn làm giảm tác hại của việc bón thừa đạm đối với cây trồng. Nhiều loại cây, canxi còn tham gia vào quá trình tích lũy vào các bộ phận quả hạt.
|