Do ảnh hưởng của hạn xâm nhập mặn đã khiến cho ngành nuôi trồng thủy sản Việt Nam gặp khó khăn vì thiếu sản lượng. Trong khi đó, vấn đề tồn dư hóa chất trong các lô hàng tôm xuất khẩu lại tiếp tục làm khó cho doanh nghiệp (DN) chế biến trong nước.
|
Ngành thủy sản đang gặp thuận lợi nhưng vẫn tồn tại nhiều khó khăn không dễ khắc phục |
Tuy nhiên, Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) nhận định, dù gặp nhiều khó khăn nhưng kim ngạch xuất khẩu thủy sản 6 tháng đầu năm 2016 vẫn đạt 3,15 tỷ USD, tăng 4%. Nếu Việt Nam tận dụng tốt các cơ hội về thị trường, giá cả, đồng thời giải quyết tốt các vấn đề tồn dư hóa chất. Kết hợp với sự phục hồi nhu cầu tiêu thụ của thị trường đối với mặt hàng tôm và cá tra, dự báo xuất khẩu thủy sản cả năm 2016 sẽ sẽ tăng rất mạnh.
Theo VASEP, xuất khẩu cá tra những tháng đầu năm 2016 đạt 790 triệu USD. Thị trường EU, ASEAN và các thị trường khác có xu hướng giảm từ 2-23% giá trị xuất khẩu cá tra. Tuy nhiên, thị trường Mỹ, Trung Quốc, Brazil tăng mạnh, chiếm gần 50% tổng giá trị xuất khẩu. Đặc biệt, sau chuyến thăm của tổng thống Mỹ tới Việt Nam, xuất khẩu cá tra vào Mỹ tăng mạnh đạt 187 triệu USD, chiếm 24% giá trị xuất khẩu cá tra.
Hiện, hơn 90% cá tra được Việt Nam xuất khẩu dạng phi lê đơn thuần. Nếu ngừng xuất thô, tập trung xuất khẩu tinh, sẽ đem lại giá trị cao hơn nữa.
Ông Nguyễn Hùng Dũng, một chuyên gia trong ngành thủy sản chia sẻ: “Chúng ta nên nghĩ ngay tới việc biến cá tra thành bột Amino axit thủy phân có thị trường cực lớn. Mặt hàng này rất có tiềm năng với nhu cầu thế giới lên đến 400 tỷ USD”.
Ảnh hưởng hạn, mặn, sản lượng tôm nguyên liệu phục vụ chế biến trong nước thiếu. Nhập khẩu tôm nước ngoài tăng cao, chủ yếu là từ Ấn Độ chiếm 70%. Chất lượng tôm nhập khẩu rất khó đảm bảo. Trong bối cảnh Việt Nam đang bị EU cảnh báo về việc các lô hàng bị nhiễm chất lượng kháng sinh. Doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu là đơn vị thiệt thòi nhất. Trong thời gian tới, điều nay cần thay đổi.
Cũng theo ông Nguyễn Hùng Dũng, “hệ thống Nafiqad là hệ thống kiểm soát toàn diện các cơ sở sản xuất từ A-Z. Nhưng họ chỉ nhè kiểm tra sản phẩm cuối cùng khi mà tất cả đã sẵn sàng để xuất đi. Kiểm tra vậy thì giải quyết được gì ngoài việc tiêu hủy hàng, điều này với tổn thất cho doanh nghiệp là khó tránh khỏi. Chúng ta nên qua Ấn Độ, Banglades, sang các nước ở Đông Nam Á… để kiểm soát cơ sở sản xuất nguyên liệu, nuôi, trại giống sử dụng kháng sinh, các cơ sở chế biến, sơ chế của họ xuất sang mình đó là kiểm soát từ nguồn”.
Theo lãnh đạo VASEP, dù gặp nhiều khó khăn nhưng kim ngạch xuất khẩu thủy sản 6 tháng đầu năm 2016 vẫn đạt 3,15 tỷ USD, tăng 4%. Nếu Việt Nam tận dụng tốt các cơ hội về thị trường, giá cả và giải quyết tốt các vấn để tồn dư hóa chất trong thủy sản. Kết hợp với sự phục hồi nhu cầu tiêu thụ của thị trường đối với mặt hàng tôm và cá tra, dự báo xuất khẩu thủy sản cả năm 2016 sẽ đạt 7,1 tỷ USD, tăng 8% so với năm ngoái.