Đợt hạn, mặn vừa qua gây thiệt hại nặng nề cho vườn cây ăn trái, hoa kiểng ở huyện Chợ Lách (Bến Tre). Nhiều vườn bị rụng trái gây thất thu, cây kiểng tàn lụi phải nhổ bỏ. Tuy nhiên một số nhà vườn có "bí kíp" để phục hồi...
|
Ông Hải dùng phân sinh học cứu vườn mai |
Ông Tám Nhường (Trần Văn Nhường) ở ấp Phú Long, xã Hưng Khánh Trung B, huyện Chợ Lách kể lại, sau Tết nước mặn xâm nhập từ cửa sông Cổ Chiên vào tới Chợ Lách, độ mặn đo dược hơn 4 phần nghìn. Vậy mà có nhà vườn vẫn bơm nước tưới cây. Sang tháng 3, một số vườn kiểng bị vàng lá, cây héo quắt phải nhổ bỏ. Vườn kiểng nhà ông dù đắp đập ngăn mặn, chờ nước ngọt vào mương trữ để tưới, nhưng cây lá vẫn ủ rũ...
Ở bên kia là ấp Trung Hiệp, xã Khánh Trung B, ông Tư Bé (Nguyễn Văn Bé) trồng 1ha sầu riêng Ri6 được 6 năm tuổi, vì đất nhiễm mặn nên vụ này bị thất mùa. Ông Tư vẫn chưa hết buồn: "Mỗi mùa trái chín tui thu 14 - 15 tấn, bán bình quân 30.000 đ/kg, trừ chi phí vẫn còn lãi trên 300 triệu đồng. Năm nay vườn cây nhiễm mặn, cây chơ vơ như chết khô, dùng nhiều biện pháp nhưng cứu được.
Ông Út Chiến cùng xóm với ông Tư Bé tiếc nuối: "Đợt hạn, mặn mấy tháng trước làm 5 công bưởi cho trái đèo đẹt, muốn giữ cũng không được đành lặt bỏ. Năm nay chấp nhận thất trái, nhưng phải tìm cách cứu cây, dưỡng cây cho đợt ra hoa đơm trái vào tháng 8, đến tháng 2 năm sau thu hoạch".
Ông Trịnh Minh Hải đầu tư 20 triệu đồng trồng 360 gốc mai bonsai mini, do tưới nước nhiễm mặn khiến mai vàng lá tưởng như bỏ đứt vốn. Nào ngờ khi dùng thử thuốc sinh học phân bón sinh học đã cứu được cả trăm chậu.
Ông Hải thật thà nói: "Thấy vườn mai trước sân và 5 công sầu riêng của tôi sống lại, bà con hỏi làm cách nào, tôi chỉ dẫn hết không hề giấu nghề. Sau lần dự hội thảo giới thiệu phân bón công nghệ sinh học, tôi liền áp dụng. Sau 3 lần tưới và phun trên lá, lá xanh mượt trở lại. Loại phân này tốt do có các thành phần dưỡng thích hợp...".
Ông Tư Bé nói: "Lúc đầu tôi chưa tin về loại phân nào có thể cứu vườn sầu riêng và nghĩ là một số DN quảng cáo “nổ”. Thế nhưng người giới thiệu tại hội thảo hướng dẫn kỹ thuật, cấp sản phẩm miễn phí về dùng thử, tôi về làm theo. Pha phân tưới dưới gốc và phun xịt lên lá khoảng 1 tuần thấy thì cành lá đâm chồi, phát triển trở lại".
Nói về cách dùng phân bón sinh học, ông Tám Nhường đưa chúng tôi ra vườn tắc kiểng (quất) sau nhà. Cây nào cũng xanh mơn mởn. Ông Tám Nhường thuật lại: "Tôi mua 2 chai phân sinh học (loại 100 ml/chai dùng cho 500 cây tắc kiểng trên 1,2 công đất dùng trong 3 tháng) và 1 ống chích để dùng cho đúng liều lượng, cứ 1cc phân pha với 10 lít nước tưới gốc; 1cc phân pha 16 lít phun trên lá.
Ban đầu sau 4 ngày tưới và gốc và xịt lá 1 lần để cứu cây. Sau 12 ngày với 3 lần phun, tưới thuốc thấy cây có chuyển biến lá xanh trở lại. Cây mượt lá thì sau 20 ngày đến 1 tháng thì tiếp tục phun dưỡng cây một lần. Thêm một điều lạ là cây sau phun phân lên lá cũng ít bị sâu bệnh".
Phân bón sinh học ứng dụng công nghệ cao Super Nano do Cty TNHH Đầu tư công nghệ sinh học GOLD TECH (Hà Nội) SX, được Cty Thiên Ngọc Hoàng Phát (Đồng Nai) phân phối cho một số nhà vườn ở Chợ Lách thử nghiệm nhằm giải độc cho đất, hạ mặn, phèn. Nhà SX cam kết đảm bảo sản phẩm không ảnh hưởng tới sức khỏe nông dân. Phân dạng nước dùng tưới dưới gốc hoặc có thể phun trên lá.
Loại thuốc N08PRO dùng chuyên cho cây ăn quả giúp cây cứng cáp, thích ứng với môi trường sống, khôi phục nhanh khi bị thối rễ, vàng lá, bạc lá, khô đầu lá, đầu cành... Thuốc còn có tác dụng làm tăng khả năng kháng sâu bệnh hại và chống chịu với điều kiện thời tiết khắc nghiệt.
|