Tiếp tục đẩy mạnh tái cơ cấu ngành lâm nghiệp
10:21 - 27/01/2016

(TNNN) – Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, qua việc triển khai thực hiện tái cơ cấu lâm nghiệp, giá trị sản xuất ngành lâm nghiệp tiếp tục tăng trưởng mạnh, đạt bình quân 6,57%/năm so với 5,03% giai đoạn trước đây, vượt mục tiêu đề án đề ra. Đây là mức tăng trưởng cao nhất của ngành từ trước đến nay, ước cả năm đạt 9-10%.

Phát triển bền vững kinh tế rừng gắn với tái cơ cấu ngành lâm nghiệp ảnh minh họa


Giá trị xuất khẩu đồ gỗ và lâm sản tăng trưởng mạnh, gấp hơn 2 lần trong vòng 5 năm từ 3,035 tỷ USD/năm giai đoạn 2010-2012 lên 6,267 tỷ USD/năm giai đoạn 2013 đến nay. Năm qua, thị trường quốc tế diễn biến phức tạp nhưng xuất khẩu gỗ và lâm sản vẫn tiếp tục tăng, đạt 2,691 tỷ USD (tính đến ngày 15/6), tăng 8,0% so với cùng kỳ năm 2014. Trong đó, tỷ trọng hàng chế biến tinh chiếm khoảng 85%.


 
Công tác trồng rừng tiếp tục được các địa phương tích cực triển khai, bình quân hằng năm cả nước trồng được trên 200.000 ha rừng tập trung, trong đó 90% là rừng sản xuất. Dịch vụ môi trường thực sự trở thành nguồn tài chính quan trọng bền vững của ngành lâm nghiệp, góp phần nâng cao hiệu quả bảo vệ và phát triển rừng, tăng thu nhập cho người dân làm nghề rừng, tạo nguồn tài chính bền vững, giảm áp lực chi ngân sách Nhà nước, bình quân hằng năm thu được 1.200 tỉ đồng, góp phần chi trả cho 2,8-3,4 triệu ha rừng.
 



Những mục tiêu tái cơ cấu ngành lâm nghiệp đến năm 2020. Đó là các mục tiêu phát triển bền vững hơn 16 triệu ha đất lâm nghiệp, tạo hiệu quả kinh tế từ trồng rừng, phát triển công nghiệp chế biến gỗ và các loại lâm sản ngoài gỗ. Từ đầu năm 2015 tới nay, sản lượng gỗ khai thác trên cả nước đạt 31 triệu m3 gỗ, trong đó có hơn 17 triệu m3 từ rừng trồng. Con số này được đánh giá là thấp bởi Nhà nước chưa có chính sách cũng như định hướng sâu để trồng rừng gắn với đầu ra cho sản phẩm bền vững.



Hiện nay, kinh tế lâm nghiệp mới chỉ mang lại khoảng 1.800 tỷ đồng doanh thu trong vòng 10 năm qua. Hơn 8 triệu ha rừng sản xuất cũng cho sản lượng gỗ thấp vì khai thác gỗ quá sớm cũng như không có chế biến sâu khiến giá trị kinh tế của rừng giảm đi. Từ nay tới năm 2020, việc kéo dài chu kì trồng rừng sản xuất sẽ phải được thực hiện.



Bên cạnh đó, để đảm bảo tính chủ động và nâng cao khả năng cạnh tranh của ngành, việc cần làm là phát triển vùng nguyên liệu đủ rộng. Mục tiêu đặt ra là tăng 47% diện tích đất rừng trồng trong vòng 5 năm tới, và xuất khẩu gỗ sẽ là mũi nhọn chủ lực của kinh tế lâm nghiệp.


 
Thời gian tới, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn sẽ tiếp tục đẩy mạnh thực hiện đề án Tái cơ cấu ngành lâm nghiệp.Theo đó, đề án Tái cơ cấu ngành lâm nghiệp sẽ được tăng cường thực hiện với một trong những nội dung quan trọng là liên kết lâm nghiệp, từng bước chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả, năng lực cạnh tranh, nâng cao năng suất, giá trị rừng trồng.



Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đang đề ra mục tiêu xây dựng các mô hình lâm nghiệp có thu nhập 200 triệu đồng/ha/năm lên 450 triệu đồng, thậm chí 1 tỷ đồng đối với rừng trồng gỗ lớn có giá trị kinh tế cao. Mặt khác, Bộ chủ trương sẽ bảo vệ rừng tự nhiên và phát triển tốt diện tích rừng hiện có nhằm đưa độ che phủ của rừng trên cả nước lên 45% vào năm 2020.



Xuân Quý
Thêm bình luận :
Họ và tên
Email

Bài đọc nhiều nhất

ĐBSCL: Mua tạm trữ 760.000 tấn gạo