Thủy lợi Núi Cốc 'lão hóa'
14:10 - 11/01/2016
Công trình thủy lợi quan trọng cấp quốc gia Hồ Núi Cốc (tỉnh Thái Nguyên) đã được đưa vào sử dụng gần 40 năm. Tuy nhiên, suốt một quá trình dài nhưng đại công trình này chưa hề được đầu tư nâng cấp.
Từ khi được đầu tư xây dựng năm 1972, gần ½ thế kỷ đã trôi qua song Hồ Núi Cốc vẫn chưa được nâng cấp


Trước những diễn biến khôn lường của thời tiết với sự tiềm ẩn nhiều nguy cơ từ thiên nhiên thì hơn bao giờ hết, việc nâng cấp công trình hồ Núi Cốc là đòi hỏi cấp bách.
 

Hồ đa chức năng - ít nâng cấp

Công trình hồ Núi Cốc được khởi công xây dựng năm 1972. Đây là công trình nằm trong danh mục 6 hồ chứa là công trình thủy lợi quan trọng cấp Quốc gia tại Quyết định số 1848/QĐ - BNN - TL ngày 1/7/2004 của Bộ NN-PTNT. Hồ có diện tích lưu vực 535 km2, diện tích mặt nước trung bình là 25 km2 với dung tíh 175 triệu m3.

Hồ Núi Cốc có nhiệm vụ đẩm bảo nước cho sản xuất nông nghiệp của hơn 30.000 ha hoa màu mỗi năm. Nguồn nước từ hồ phục vụ thủy lợi cho tỉnh Bắc Giang với dung lượng 30 triệu m3/năm; phục vụ sinh hoạt cho thành phố Thái Nguyên với dung lượng 30.000 m3/ngày; cung cấp nước cho Nhà máy nước sạch Yên Bình với công suất 30.000 - 150.000 m3/ngày.
 

Nguồn nước chảy qua cống hồ được tận dụng để phát điện 10 triệu KW/h/năm. Mặt nước hồ cho phép kết hợp nuôi trồng thủy sản với sản lượng 100-400 tấn/năm. Hồ cũng góp phần điều hòa khí hậu, tạo môi trường và cảnh quan thuận lợi cho phát triển khu du lịch trọng điểm quốc gia hồ Núi Cốc đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Với những chức đặc biệt như vậy nhưng kể từ khi đầu tư xây dựng đến nay, việc nâng cấp công trình thủy lợi hồ Núi Cốc chưa được thực hiện.
 

Tại công văn đề nghị Bộ NN-PTNT đầu tư Dự án nâng cấp hồ Núi Cốc do ông Dương Ngọc Long (khi đó là Chủ tịch UBND tỉnh Thái Nguyên) ký vào tháng 7/2014 ghi rõ: “Ngay sau khi xây dựng hoàn thành và đưa vào vận hành thì tháng 10/1978, hồ đã xuất hiện lũ lớn vượt tần suất thiết kế làm vỡ mang tràn xả lũ khiến hàng chục người chết, gây thiệt hại nhiều nhà cửa và tài sản của nhân dân.
 

Tháng 7/2013, hồ lại xuất hiện lũ lớn kéo dài gây nguy hiểm, uy hiếp sự an toàn cho đập đất và các công trình đầu mối. Lũ lớn làm ngập một vùng rộng lớn, tiếp tục gây thiệt hại nhiều tài sản, hoa màu của nhân dân khu vực xung quanh hồ và 2 bên bờ sông Công”.

Mặc dù, danh mục Dự án sửa chữa nâng cấp hồ Núi Cốc đã được Bộ NN-PTNT tổng hợp trong kế hoạch chuẩn bị đầu tư năm 2015. Trong khi đó, cả đề nghị của địa phương cũng như phúc đáp từ Bộ NN-PTNT đều khẳng định tính cấp thiết của việc đầu tư dự án. Tuy vậy, đến nay dự án nói trên vẫn chưa được khởi động. Liệu tính cấp bách, cấp thiết có còn giá trị trong những mùa mưa lũ sắp tới?.

Tháng 7/2014, trước diễn biến bất thường của thời tiết, Cty TNHH MTV khai thác thủy lợi Thái Nguyên đã phải xả nước qua tràn xả lũ để phòng lũ và đảm bảo an toàn công trình.
 

Công văn đề nghị, để chủ động phòng chống lũ, đảm bảo an toàn hồ đập do biến đổi khí hậu, đáp ứng yêu cầu cấp nước, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội và đời sống nhân dân thì việc đầu tư Dự án nâng cấp công trình thủy lợi hồ Núi Cốc là hết sức cấp thiết.
 

Cấp bách nâng cấp

Tháng 9/2014, công văn phúc đáp của Bộ NN-PTNT cũng nhấn mạnh: “Sau một thời gian dài vận hành, công trình hồ Núi Cốc đã phát huy hiệu quả đầu tư cao.

Tuy nhiên, do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, dẫn đến nhiều lần xuất hiện lũ lớn vượt tần suất thiết kế, uy hiếp an toàn công trình.
 

Vì vậy, việc đầu tư nâng cấp hồ Núi Cốc để đảm bảo an toàn vận hành công trình đầu mối và an toàn cho hạ du trong điều kiện biến đổi khí hậu, thời tiết diễn biến bất thường như hiện nay là cần thiết”.

Ông Nguyễn Công Thịnh, Giám đốc Cty TNHH MTV khai thác thủy lợi Thái Nguyên cho biết, ngoài hiệu quả như đã đề nghị và được chấp thuận, Dự án cũng xem xét nâng dung tích hồ chứa thêm 45 triệu m3 nước. Thực tế sẽ đảm bảo đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của sản xuất nông nghiệp, cung cấp nước sạch phục vụ sinh hoạt và sản xuất. Dự án được đầu tư sẽ đáp ứng yêu cầu quản lý, bảo vệ phân chia ranh giới khu vực hồ và các khu vực dân cư. Từ đó, tiếp tục phát huy hiệu quả về nguồn lợi thủy sản, thủy điện và du lịch sinh thái.

Dự án được xây dựng gồm 4 nội dung là cải tạo, sủa chữa nâng cấp đập chính, tràn xả lũ, cống lấy nước và các đập phụ; gia cố tuyến kênh chính; xây dựng đường quản lý, bảo vệ hồ; xây dựng bản đồ chi tiết vùng ngập lụt lòng hồ và vùng hạ du.

Nguồn: Theo NNVN
Thêm bình luận :
Họ và tên
Email

Bài đọc nhiều nhất

ĐBSCL: Mua tạm trữ 760.000 tấn gạo