Thừa Thiên - Huế: Liên kết chuỗi giá trị phát huy vai trò doanh nghiệp
18:00 - 07/01/2016
Tại buổi gặp mặt, đối thoại và khen thưởng 41 doanh nghiệp có thành tích trong sản xuất và kinh doanh năm 2015 của tỉnh Thừa Thiên - Huế ngày 7/1, ông Nguyễn Văn Cao, Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế cho hay, đặc điểm của Thừa Thiên - Huế là ít các doanh nghiệp lớn, trong khi doanh nghiệp vừa và nhỏ, vốn dưới 1 tỷ đồng chiếm tới 45%.
Lãnh đạo tỉnh tặng cờ và cúp cho 12 doanh nghiệp tiêu biểu toàn diện. Ảnh: Quốc Việt/TTXVN

 
Vì vậy, rất cần sự liên kết trong từng chuỗi giá trị để phát huy vai trò của các doanh nghiệp. Trước mắt, tỉnh Thừa Thiên - Huế củng cố và nâng cao chất lượng hoạt động các hiệp hội doanh nghiệp, các hội ngành nghề tạo hợp lực mạnh mẽ cho các doanh nghiệp. 
 

Ông Nguyễn Văn Cao cho biết, toàn tỉnh hiện có hơn 5.800 doanh nghiệp, đóng vai trò quan trọng trong việc sản xuất, kinh doanh, giải quyết việc làm và đóng góp ngân sách cho địa phương. Kết thúc kế hoạch năm 2015, tỉnh Thừa Thiên - Huế thu ngân sách nhà nước 5.010 tỷ đồng, tăng 6,3%; trong đó, thu nội địa 4.327 tỷ đồng, tăng 7,9%. Đáng chú ý, trong năm 2015, thu doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trên địa bàn đạt 1.485 tỷ đồng và thu ngoài quốc doanh đạt 840 tỷ đồng, tăng 10,6%. 
 

Trên cơ sở xác định năm 2016 là "Năm doanh nghiệp", tỉnh Thừa Thiên - Huế phấn đấu có 650 doanh nghiệp thành lập mới, với vốn đăng ký đạt 3.000 tỷ đồng. Theo đó, trong năm 2016, tỉnh đảm bảo tăng trưởng kinh tế cao hơn các năm trước, với các chỉ tiêu tổng sản phẩm (GDP) toàn tỉnh tăng 9%; GDP bình quân đầu người đạt 2.100 USD; tổng vốn đầu tư toàn xã hội 18.700 tỷ đồng, thu ngân sách nhà nước đạt 5.630 tỷ đồng… 
 

Để đạt được mục tiêu tăng trưởng trong năm 2016, tỉnh Thừa Thiên - Huế tập trung ưu tiên nguồn lực để phát triển công nghiệp; trong đó, ưu tiên hạ tầng các khu công nghiệp, khu kinh tế và hệ thống giao thông, cảng biển; đổi mới, tăng cường công tác xúc tiến đầu tư theo hướng liên kết và tiếp cận với các tập đoàn lớn để tham gia chuỗi giá trị toàn cầu. Đồng thời, đẩy nhanh tiến độ cổ phần hóa, thoái vốn trong các doanh nghiệp nhà nước thuộc lĩnh vực du lịch, theo hướng lựa chọn các nhà đầu tư chiến lược, có uy tín, năng lực và thương hiệu để phát triển du lịch xứng tầm ngành kinh tế mũi nhọn…
 

Bên cạnh đó, tỉnh tiếp tục quan tâm đầu tư xây dựng hạ tầng thiết yếu cho các khu, cụm công nghiệp nhằm thúc đẩy phát triển mạnh công nghiệp địa phương, tạo nguồn thu cho ngân sách các năm tới. Tỉnh kiên quyết thu hồi dự án đối với trường hợp nhà đầu tư thiếu tích cực trong đầu tư và thực hiện nghĩa vụ dự án trên địa bàn theo quy định của pháp luật. Đồng thời, nghiên cứu quy chế phát triển dịch vụ đối với các khu đất đã được quy hoạch hạ tầng đô thị nhưng chưa triển khai được trong ngắn hạn nhằm tạo điều kiện cho dịch vụ phát triển, phù hợp với năng lực của các doanh nghiệp trên địa bàn, tránh lãnh phí nguồn lực đất đai.../.

Nguồn: Theo Dangcongsan
Thêm bình luận :
Họ và tên
Email

Bài đọc nhiều nhất

ĐBSCL: Mua tạm trữ 760.000 tấn gạo