Báo New York Times vừa đăng tải bài viết “Broken promises of genetically modified crops” (tạm dịch: Những lời hứa không thực hiện được của cây trồng biến đổi gen) và bài “Doubts about the promised bounty of genetically modified crops” (tạm dịch: Nghi ngờ về tiềm năng của cây trồng biến đổi gen)...
|
Nhà khoa học làm thí nghiệm trên một ruộng cải dầu biến đổi gen tại Mỹ. |
Các bài báo này đã dựa trên các dữ liệu của cây trồng biến đổi gen (BĐG) tại Mỹ và Canada và đưa ra kết luận: Công nghệ BĐG không giúp tăng thêm năng suất cây trồng cũng như giảm lượng sử dụng thuốc trừ sâu. Các bài báo đã tạo sự phản đối khá lớn từ cộng đồng các nhà khoa học. Nhiều ý kiến cho rằng các luận điểm đưa ra từ bài báo là rất không chính xác và gây nhầm lẫn lớn. Dưới đây là thông tin tổng hợp:
1. Kết luận cho rằng cây trồng BĐG không làm tăng năng suất:
TS Graham cho rằng, nếu lấy thước đo là mức độ sử dụng thuốc BVTV để đưa ra tác động đối với môi trường thì đây là một cách phân tích tồi, bởi điều cần phải đi sâu tìm hiểu đó là mức độ độc tố mà môi trường, con người và vật nuôi sẽ phải chịu đựng nếu tiếp xúc với các loại thuốc đó.
|
Trong bài viết trên New York Times, các tác giả sử dụng dữ liệu của Liên Hợp Quốc, tổng hợp và so sánh năng suất hạt cải dầu của Tây Âu (nơi không sử dụng công nghệ BĐG) và Canada (nơi sử dụng công nghệ này) và kết luận mức độ tăng năng suất là như nhau ở cả hai khu vực.
Theo TS Graham Brookes, luôn có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng tới năng suất cây trồng như thời tiết, chất lượng đất, tập quán canh tác, mức độ sử dụng phân bón, thuốc trừ sâu và giống, kiến thức và kỹ năng canh tác của nông dân...
Khả năng di truyền của giống giúp cây trồng có thể sinh trưởng tốt và kháng lại sâu hại, dịch bệnh và cỏ dại, nhưng đó mới chỉ là 2 trong nhiều yếu tố làm giảm năng suất. Cây trồng BĐG đã được ứng dụng qua hơn 20 năm qua, chủ yếu tích hợp 2 công nghệ: Công nghệ kháng sâu (được sử dụng chủ yếu trong bông và ngô, giúp nông dân quản lý sâu hại tốt hơn) và công nghệ kháng thuốc trừ cỏ (được dùng nhiều trong ngô và đậu tương, giúp nông dân quản lý cỏ dại tốt hơn, từ đó giảm chi phí canh tác so với việc quản lý cỏ dại theo phương thức truyền thống (bằng tay).
TS Graham Brookes cho biết thêm: “Sẽ không ngạc nhiên khi bài báo đưa ra kết luận cho rằng thiếu bằng chứng cho thấy năng suất tăng lên do công nghệ BĐG tại Canada khi so sánh với năng suất của các nước Tây Âu - nơi không sử dụng công nghệ này. Bởi vì, ý nghĩa chính của công nghệ kháng thuốc trừ cỏ không phải để làm tăng năng suất. Và cũng không ngạc nhiên khi năng suất trung bình của cải dầu tại Tây Âu cao hơn tại Canada. Ở Canada cải dầu được trồng vào vụ xuân, trong khi Tây Âu là trồng vào vụ đông. Thường thì năng suất cây vụ đông luôn cao hơn so với vụ xuân… Các phân tích của tác giả bài báo đã không cân nhắc về bối cảnh và từ đó gây nhầm lẫn cho người đọc.
2. Kết luận cho rằng cây trồng BĐG không làm tăng năng suất:
Bài báo so sánh số liệu sử dụng các loại thuốc tại Mỹ (nơi áp dụng công nghệ BĐG) và Pháp (nơi không ứng dụng công nghệ này), cho thấy mức độ sử dụng các loại thuốc trừ sâu, nấm và thuốc trừ cỏ đều giảm, trong khi tại Mỹ mức độ sử dụng thuốc trừ sâu và nấm có giảm nhưng thuốc trừ cỏ lại tăng lên.
Theo ông Andrew Kniss - một nhà nghiên cứu độc lập và là chuyên gia về cỏ tại Đại học Wyoming, sự so sánh và biểu đồ được đưa ra trong bài báo là “thiếu trung thực”. Thứ nhất, các thông số so sánh trong 2 biểu đồ ở Pháp và Mỹ là phức tạp và gây hiểu nhầm: Đơn vị đo lường tại Pháp là nghìn tấn, trong khi đơn vị đo lường của Mỹ là triệu bảng, không để ý người đọc rất dễ bị hiểu lầm giữa các con số. Thứ hai, lượng thuốc trừ sâu đã không được lượng hóa trên cùng một đơn vị diện tích. Mỹ có tổng diện tích canh tác nông nghiệp gấp 9 lần so với Pháp, do đó sẽ là vô lý nếu như Mỹ lại không sử dụng nhiều thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) hơn Pháp?
Ông Andrew Kniss cũng cho biết thêm, nước Pháp đang sử dụng ngày càng ít thuốc BVTV hơn, nhưng lượng sử dụng thuốc trên mỗi ha của Pháp vẫn đang cao hơn so với Mỹ. Nếu tính lượng thuốc trừ sâu và trừ nấm thì khoảng cách này là rất lớn. Công nghệ BĐG chỉ tạo ra một phần cho sự khác biệt này; việc sử dụng thuốc BVTV còn phụ thuộc vào thời tiết, các chủng côn trùng, sâu hại, các loại giống, điều kiện kinh tế, mức độ cày xới… Do đó so sánh hiện tại của bài báo là “không có ý nghĩa”, đặc biệt là nó lại được dùng để phân tích về tác động của cây trồng BĐG.