Hàng năm, bón phân hữu cơ và phân bón lót đa yếu tố NPK Văn Điển làm cho cây bưởi nhanh hồi phục sau thu hoạch, đặc biệt giúp cho bộ rễ phát triển khỏe, tạo điều kiện cho vụ xuân ra nhiều hoa, đậu nhiều quả và hạn chế hiện tượng rụng sinh lý.
|
Hàng năm, bón phân hữu cơ và phân bón lót đa yếu tố NPK Văn Điển làm cho cây bưởi nhanh hồi phục sau thu hoạch, đặc biệt giúp cho bộ rễ phát triển khỏe, tạo điều kiện cho vụ xuân ra nhiều hoa, đậu nhiều quả. |
Lưu ý bón phân cân đối, đủ đưỡng chất
- Cây bưởi ưa đất trung tính hơi kiềm, có độ pH cao thường là 5,5 – 7. Rễ thuộc loại rễ cọc, nhưng bộ rễ cám (bộ rễ hút dinh dưỡng chủ yếu, phát triển ở độ sâu 0-50cm) chỉ phát triển nếu đất tơi xốp, đủ oxy. Do vậy, bưởi rất cần chất mùn và phân khoáng tự nhiên, ít thích hợp các loại phân hóa học, đặc biệt các loại phân bón dễ làm tăng độ chua.
Để cho cây quả sai, quả chất lượng cao, dễ bảo quản; trong các biện pháp kỹ thuật tổng hợp, cần hết sức lưu ý đến việc bón phân cân đối, đáp ứng đầy đủ các chất dinh dưỡng đa (NPK), trung lượng (Ca, Mg, Si) và các vi lượng, đặc biệt lân và cấc chất trung vi lượng khác.
Lân tạo bộ rễ khỏe, tạo dựng bộ thân cành cứng cáp, nâng đỡ tán cây và dàn quả, giúp cây chống chịu tốt với mưa gió. Được bón đủ Lân cây bưởi có bộ lá to, dày, hiệu suất quang hợp tăng; nhiều hoa, sai quả, đặc biệt hiện tượng rụng quả non đợt đầu giảm rất rõ. Thiếu lân, vỏ quả sần sùi, quả nhỏ, thô,vỏ dày, ít nước và tăng vị chua. Canxi giúp khử chua cho đất điều chỉnh độ PH thích hợp cho cây bưởi phát triển.
Ca giúp làm cứng thành vách tế bào; trong dịch bào, Ca hoạt hóa nhiều Enzim cần thiết cho quá trình phân chia tế bào, nhất là ở mô phân sinh đỉnh. Thiếu Ca quả hay bị nứt, da không bóng, tép bưởi khô không đều. Magie và lưu huỳnh có vai trò nâng cao hiệu suất quang hợp của bộ lá, chuyển hóa các loại đường, tổng hợp dinh dưỡng nuôi quả, xúc tiến quá trình chín của quả, tăng màu sắc của vỏ quả. Thiếu Mg có biểu hiện gần giống bệnh vàng lá virus: Lá vàng,vàng nhạt,sự úa vàng ở phần đầu và thịt lá giữa các gân lá, dẫn tới lá vàng, có thể rụng sớm.
Các nguyên tố vi lượng tham gia hầu hết các loại men để hình thành các dạng muối khoáng hòa tan, các loại vitamin làm cho chất lượng quả bưởi không ngừng tăng, có mùi thơm dịu đặc trưng, ngọt đậm và kéo dài thời gian bảo quản sau thu hoạch.
Ra nhiều hoa, đậu nhiều quả
Phân bón lót Văn Điển loại ĐYT NPK 5.10.3 dạng viên (N=5%; P2O5=10%; K2O=3%; S=2%; MgO=9%; CaO=15%; SiO2=14%; ngoài ra có các chất vi lượng như B, Mn, Zn, Cu, Co… mà các loại phân bón khác không có. Sử dụng phân hữu cơ ủ mục và phân chuyên bón lót Văn Điển, bón cơ bản sau thu hoạch hàng năm. Lượng bón nhiều hay ít phụ thuộc vào đất, tuổi cây, cũng như năng suất đã thu hoạch và tiềm năng của cây.
- Cách bón: Hàng năm vào tháng 11- 12 sau thu hoạch khoảng 15-20 ngày. Bón 10-20kg phân hữu cơ ủ hoai mục + khoảng 4- 8 kg phân NPK 5.10.3 cho mỗi gốc. Đào rãnh xung quanh tán, trộn đều và bón theo rãnh đào rồi dùng đất lấp kín phân; sử dụng các loại tàn dư thực vật, cây phân xanh, rơm rạ mục tủ gốc giữ ẩm cho cây.
Trước đó nên dùng kéo cắt bỏ triệt để những cành bị sâu bệnh, cành không có lá, cành trong tán cây, cành vượt và những cành cuống quả mới thu hoạch. Khi cắt phải cắt sát không để lại đoạn cành để hạn chế một số sâu bệnh xâm nhiễm gây hại. Hàng năm, bón phân hữu cơ, phân bón lót đa yếu tố NPK Văn Điển làm cho cây bưởi nhanh hồi phục sau thu hoạch, đặc biệt giúp cho bộ rễ phát triển khỏe, tạo điều kiện cho vụ xuân ra nhiều hoa, đậu nhiều quả và hạn chế hiện tượng rụng sinh lý. Từ tháng 2-3 khi bưởi đã ra nụ, nên bón thúc hoa, bón thúc nuôi quả, dưỡng quả… bằng phân bón đa yếu tố Văn Điển, công thức NPK 12:5:10; 12:8:12 hoặc 12:12:17 tăng năng suất, chất lượng quả bưởi.