Khắc phục lúa ngộ độc
16:21 - 08/04/2016
Ngoài diện tích phải sạ hay cấy lại do tỷ lệ lúa chết quá cao, phần lớn diện tích lúa bị ngộ độc phèn hoặc ngộ độc hữu cơ đều dẫn đến sự sinh trưởng kém, lúa mọc thưa thớt và cho năng suất thấp.
Lúa ngộ độc hữu cơ (Ảnh minh họa, nguồn Internet)

Thiệt hại do ngộ độc phèn - ngộ độc hữu cơ

Ngoài diện tích phải sạ hay cấy lại do tỷ lệ lúa chết quá cao, phần lớn diện tích lúa bị ngộ độc phèn hoặc ngộ độc hữu cơ đều dẫn đến sự sinh trưởng kém, lúa mọc thưa thớt và cho năng suất thấp, gây thiệt hại đến thu nhập của bà con chuyên sống bằng nghề trồng lúa.

Cách khắc phục: Khi thấy cây lúa có hiện tượng ngộ độc phèn, ngộ độc hữu cơ, bà con nông dân cần ngưng bón phân urê, DAP hoặc NPK ngay, vì lúc này rễ lúa đã bị hư hại, khả năng hấp thu dinh dưỡng trong đất kém.

Đối với ngộ độc phèn: Cho thêm nước sạch vào ruộng để làm loãng độ độc của Fe và Al trong đất, đồng thời ngăn không cho đất tiếp tục bị Oxy hoá dẫn đến hiện tượng xì phèn. Nếu có điều kiện nên tháo bỏ nước cũ và thay bằng nước mới sẽ có tác dụng rửa phèn tốt hơn, thay nước được nhiều lần càng tốt.

Đối với ngộ độc hữu cơ: Vào 10 - 20 ngày sau khi sạ, nếu thấy chóp lá lúa bị vàng hoặc đỏ, nhổ lúa để quan sát rễ. Nếu thấy rễ thối đen thì phải tháo cạn nước trong ruộng ra, đánh rảnh để tháo thật hết nước nơi trũng để loại bỏ các khí độc, chất độc đang có trong nước. Cho nước mới ngoài kinh rạch vào ruộng. 

Bón 50kg phân Calcium Nitrate /ha để nhanh chóng nâng cao độ pH của đất, trung hòa các axit hữu cơ, Fe2+… giúp bộ rễ lúa thoát khỏi tình trạng ngộ độc và kích thích tế bào phát triển dài ra. Sau khi bón Calcium Nitrate khoảng 5 ngày nên thay nước mới để xả phèn và các chất độc còn tồn lại trong nước. 

Phân bón gốc Calcium Nitrate có chứa 15,5% chất đạm và 26,5% chất Canxi ở dạng hoà tan nhanh (CaO) nên có tác dụng giải độc phèn nhanh và tốt hơn so với phương pháp bón vôi thông thường.

Để giúp bộ rễ mau phục hồi, cũng như cung cấp kịp thời các chất dinh dưỡng cần thiết cho cây lúa sinh trưởng trong thời gian bộ rễ chưa phục hồi, bà con cần kịp thời phun thêm phân bón lá cao cấp của Cty CP BVTV Sài Gòn (SPC) theo 2 cách như sau: 

Cách 1:  Phun phân bón lá MKP và Multi-K 2 lần cách nhau 5 - 7 ngày với liều lượng 120g phân MKP cộng với 120g Multi-K cho bình máy 25 lít nước, phun 1,5 bình cho 1.000m2 vào lúc trời mát.

Phân bón lá MKP có tên đầy đủ là Mono Potassium Phosphate có chứa 52% chất lân và 34% chất kali. Do có chứa hàm lượng lân rất cao, phân MKP có tác dụng kích thích cây lúa ra các rễ mới thay thế cho những rễ cũ đã bị tổn thương.

Phân bón lá Multi-K có công thức là 13 – 0 – 46, chứa 13% chất đạm và 46% kali, còn gọi là phân KNO3 hay Potassium Nitrate, có tác dụng cùng với phân MKP cung cấp nhanh chóng chất đạm, chất lân và kali dễ tiêu cho cây thông qua bộ lá, nhằm duy trì sự sinh trưởng của lúa trong thời gian bộ rễ chưa kịp phục hồi.

Cách 2: Phun phân bón lá Poly-feed 19-19-19 hai lần cách nhau 5 - 7 ngày với liều lượng 60 - 80g cho bình máy 25 lít nước. Phun 1,5 bình cho 1.000m2 vào lúc trời mát. 

Phân Poly-feed 19-19-19 là loại phân bón lá rất cao cấp vì có chứa đầy đủ 3 nguyên tố dinh dưỡng đa lượng (N = 19%, P2O5 = 19%, K2O = 19%) và 6 loại vi lượng thiết yếu là Cu, Fe, Zn, Mn, B và Mo. 

Sau khi phun phân bón lá 5 - 7 ngày, nhổ bụi lúa lên quan sát, nếu thấy các rễ trắng xuất hiện tức là bộ rễ lúa đã phục hồi, cây lúa đã vượt qua tình trạng bị ngộ độc phèn hoặc ngộ độc hữu cơ. Lúc này cần bón thêm phân DAP hoặc phân hỗn hợp NPK để cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng thiết yếu theo nhu cầu của cây lúa.

Bốn sản phẩm phân bón Calcium Nitrate, Poly-feed 19-19-19, MKP và Multi-K được SX bởi Cty Haifa của Israel, do SPC phân phối trong thời gian qua đã được nhiều bà con nông dân sử dụng. Ngoài việc mang lại hiệu quả thiết thực trong việc hạn chế thiệt hại khi cây lúa bị ngộ độc phèn, ngộ độc hữu cơ nói riêng, các loại phân trên còn được ứng dụng rộng rải trong SX nông nghiệp nói chung, giúp nâng cao năng suất, chất lượng cây trồng. 

 

KS ĐỖ CÔNG HOÀNG
Nguồn: NNVN
Thêm bình luận :
Họ và tên
Email

Bài đọc nhiều nhất

ĐBSCL: Mua tạm trữ 760.000 tấn gạo