Nâng cao sức cạnh tranh cho nông sản
09:48 - 27/07/2016
(TNNN) - Việc nâng cao sức cạnh tranh của nông sản hàng hóa có ý nghĩa quan trọng trong quá trình hội nhập kinh tế thế giới, nhất là khi Việt Nam trở thành thành viên của WTO.
Việt Nam là nhà xuất khẩu gạo lớn


Năm 2015, nhiều hiệp định thương mại tự do được ký kết và có hiệu lực, mở ra những cơ hội tốt cho xuất khẩu nhiều mặt hàng nông - lâm - thủy sản của nước ta. Vấn đề mấu chốt hiện nay là phải có sự tổ chức lại sản xuất và chế biến cho phù hợp để nâng cao khả năng cạnh tranh của nông sản. Việt Nam có năng lực cạnh tranh quốc gia mạnh trong hoạt động sản xuất các sản phẩm nông nghiệp. Điều này thể hiện ở vị trí dẫn đầu của Việt Nam ở nhiều mặt hàng khác nhau. Mỗi năm Việt Nam xuất khẩu hơn 30 tỷ USD các mặt hàng nông lâm thuỷ sản. với lượng gạo xuất khẩu hàng năm đạt 7-8 triệu tấn. Gạo Việt Nam có giá tương đối thấp và đặc biệt cạnh tranh ở các thị trường Trung Quốc, Đông Nam Á và Châu Phi. Các chủng loại gạo của Việt Nam được ưa chuộng trên thị trường thế giới gồm: Gạo trắng hạt dài, hạt vừa 5%, 15%, 25%, 100%; Gạo thơm: Jasmine, OM4900, Nàng Hoa; gạo nếp 10%, 100%; gạo lức 5%; gạo đồ…

Trong vòng 10 năm qua, Việt Nam luôn dẫn đầu thế giới về xuất khẩu điều. Việt Nam xuất khẩu khoảng 320 ngàn tấn nhân hạt điều, đạt khoảng 2,5 tỷ USD. Điều nhân của Việt Nam được ưa chuộng trên toàn thế giới.
Bên cạnh điều, thì Việt Nam còn là nhà xuất khẩu tiêu lớn nhất thế giới, với 30% sản lượng toàn cầu và 50% lượng tiêu xuất khẩu của thế giới. Đối với nguyên liệu và thành phẩm gỗ, hiện nay Việt Nam là một trong p 6 quốc gia và vùng lãnh thổ xuất khẩu gỗ lớn trên thị trường thế giới. Năm 2015 xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam ước đạt 7 tỷ USD dự kiến vào năm 2020 là 10 tỷ USD…


Để nâng cao sức cạnh tranh cho nông sản Việt, các doanh nghiệp cần tập trung tăng năng suất và nâng cao chất lượng sản phẩm; phát triển các loại giống có năng suất cao và áp dụng tiến bộ khoa học – kỹ thuật; tổ chức lại sản xuất để tạo sức mạnh cung cấp cho thị trường những lô hàng nông sản lớn; cơ giới hóa, hiện đại hóa, xây dựng vùng nguyên liệu gắn với nhà máy chế biến và thực hiện đa dạng hóa sản phẩm; phát triển các doanh nghiệp, hợp tác xã cổ phần nông nghiệp, qua đó hình thành vùng sản xuất hàng hóa lớn trong nông nghiệp. Có chính sách thu hút đầu tư trong và ngoài nước, đặc biệt là đầu tư nước ngoài vào nông nghiệp, nhất là nông nghiệp công nghệ cao; tăng cường nghiên cứu khoa học về giống cây trồng và vật nuôi, công nghệ sau thu hoạch. Mặt khác, cần đánh giá cụ thể sức cạnh tranh của từng loại nông sản chủ yếu để có biện pháp khắc phục những yếu kém, bảo đảm nông sản của nước ta chiếm lĩnh thị trường trong nước vươn mạnh ra thị trường quốc tế. Trong đó cần tích cực xây dựng và phát triển thương hiệu cho các mặt hàng nông sản Việt Nam.

Từ đó, có chính sách khuyến khích các địa phương, các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh hàng nông sản tham gia các hội chợ nông sản trong nước và quốc tế, xây dựng các trung tâm giao dịch và giới thiệu sản phẩm nông nghiệp Việt Nam ở nước ngoài.

Hoàng Triệu
Thêm bình luận :
Họ và tên
Email

Bài đọc nhiều nhất

ĐBSCL: Mua tạm trữ 760.000 tấn gạo