Cà Mau điều chỉnh quy hoạch vùng mía nguyên liệu
11:00 - 07/06/2016
Nhằm bảo đảm hài hòa hiệu quả kinh tế giữa vùng trồng mía, trồng lúa cũng như nuôi trồng thủy sản theo hướng bền vững, tỉnh Cà Mau chủ trương điều chỉnh quy hoạch vùng trồng mía. 
Trồng gừng trên đất mía dã chuyển đổi. Ảnh: Báo Lao Động

Theo đó, tỉnh sẽ tiến hành chuyển đổi từng bước theo hướng giảm diện tích mía, chuyển sang nuôi trồng thủy sản và các loại cây, con phù hợp. Đến năm 2020 diện tích cây mía ở Cà Mau sẽ từ 6.000 ha hiện nay giảm xuống còn khoảng 4.000 ha.


Vùng mía nguyên liệu vẫn tập trung phát triển ở huyện Thới Bình, vì đây là nơi có nhà máy đường đang hoạt động tích cực. Mục tiêu phát triển mía phải đáp ứng 3 yêu cầu: đáp ứng đủ nguyên liệu cho nhà máy đường sản xuất bình thương; đến năm 2020 thu nhập của người trồng mía phải tăng gấp đôi so với hiện nay; quá trình tổ chức sản không được để tình trạng người dân tự ý đưa nước mặn vào vùng trồng mía.

Với gần 2.000 ha diện tích trước đây trồng mía, nay chuyển sang nuôi trồng thủy sản và nuôi trồng các loại cây con khác như trồng lúa, cây ăn trái, hoa màu trên cơ sở phù hợp với khả năng và điều kiện của nhà nông.


Mía là loại cây trồng truyền thống tồn tại và gắn bó lâu đời của gần 1.000 hộ dân qua hàng chục năm qua, nhờ có nguồn nguyên liệu ổn định mà nhà máy đường Thới Bình sản xuất mỗi năm hàng trăm tấn đường. Tuy nhiên, đời sống của người trồng mía ở địa phương luôn gặp khó khăn, trong khi người dân lân cận nuôi trồng thủy sản thì khá giả. Qua kết quả khảo sát, nuôi tôm hiệu quả kinh tế cao gấp 3 lần so với trồng mía.


Ông Nguyễn Văn Tám, nông dân xã Trí Phải, huyện Thới Bình tỉnh Cà Mau cho biết, gia đình ông có 2 ha đất, trước đây trồng mía sau khi trừ chi phí còn lãi từ 20-30 triệu đồng, thậm chí có những vụ bị thua lỗ do năng suất thấp, nhưng vụ mùa năm qua chuyển sang nuôi tôm, sau khi trừ chi phí lãi gần 80 triệu đồng/năm. Không chỉ riêng ông Tám, hàng chục hộ dân trong xã nuôi tôm đều hiệu quả như vậy.


Để nâng cao hiệu quả cho các hộ trồng mía, địa phương đã chỉ đạo quá trình điều chỉnh quy hoạch vùng trồng mía phải thận trọng, công khai để dân biết, dân bàn và việc điều chỉnh quy hoạch không được phá vỡ quy hoạch vùng ngọt hóa ./.

Nguồn: Dangcongsan.vn
Thêm bình luận :
Họ và tên
Email

Bài đọc nhiều nhất

ĐBSCL: Mua tạm trữ 760.000 tấn gạo