Điểm mặt 8 nông sản rơi vào vòng xoáy được mùa mất giá
14:40 - 05/06/2015
Mía phải đốt bỏ, cà chua đổ ra đường, thanh long cho bò ăn, bắp cải đổ xuống sông, hành tây, ớt, xoài rớt giá, ế ẩm... là những câu chuyện buồn của nông dân Việt.

 

Nông dân đốt bỏ mía
Vài năm trở lại đây, tại một số vùng trồng mía ở đồng bằng sông Cửu Long, tình trạng giá mía thất thường khiến người trồng thiệt hại nặng vẫn thường xảy ra, điển hình là cuối năm 2014, nông dân Cà Mau đốt bỏ gần 1.800ha mía nguyên liệu khi Xí nghiệp Đường Cà Mau (thuộc Công ty cổ phần Mía đường Tây Nam ở ấp I, xã Trí Phải, huyện Thới Bình) thông báo không thu mua mía nguyên liệu trong vùng. Do không có người mua nên giá mía nguyên liệu tại Cà Mau giảm xuống rất thấp, chỉ còn khoảng 500 đồng/kg, nhưng vẫn không bán được, dù đã thấp hơn giá thành 200-300 đồng/kg. Trước tình trạng ế ẩm đó, nhiều hộ nông dân chấp nhận đốt bỏ mía và chuyển sang canh tác cây trồng khác.

Xoài rớt giá thê thảm

Diem mat 8 nong san roi vao vong xoay duoc mua mat gia
 
Cuối tháng 4, đầu tháng 5.2014 đây là thời điểm thu hoạch xoài ở Đồng Nai. Thời điểm đó, nông dân trồng xoài gặp rủi ro kép vì xoài chính vụ chịu ảnh hưởng của thời tiết nên năng suất thấp, giá bán lại giảm sâu. Nhiều nhà vườn ở vùng sâu, vùng xa của huyện Định Quán không tìm được người mua đành bỏ xoài chín rục ngoài rẫy. Lúc đó giá xoài nông dân Đồng Nai bán tại vườn hiện chỉ còn gần 2.000 đồng/kg. Nhiều nhà vườn chua chát ví von, bán 3kg xoài mới mua nổi 1kg rau muống.

Cà chua đổ ra đường

Diem mat 8 nong san roi vao vong xoay duoc mua mat gia
 
Cuối năm 2014, nông dân tỉnh Lâm Đồng khốn đốn vì cà chua đến vụ thu hoạch nhưng không tiêu thụ được, quá chán ngán họ đã đổ bỏ cà chua ra đường. Đây là mùa cà chua xuống giá thê thảm thứ ba liên tiếp của nông dân tỉnh Lâm Đồng. Giá rớt chỉ còn từ 500 - 1.500 đồng/kg Khoảng 4.000ha cà chua với sản lượng khoảng 160.000 tấn/vụ đã tới mùa thu hoạch giá rớt chỉ còn 500- 1.500 đồng/kg. Cà chua nhiều nơi chín rục, rụng đỏ khắp các cánh đồng. Nhiều hộ dân bấm bụng ra tìm vựa chào bán giá 700 -1.000 đồng/kg cà chua nhưng thương lái vẫn lắc đầu từ chối.

Thanh long cho bò ăn

Diem mat 8 nong san roi vao vong xoay duoc mua mat gia
 
Tại Bình Thuận – vùng đất của loại “nữ hoàng trái cây”, nếu như trước đây, thanh long hàng “dạt” cũng bán được vài ngàn đồng mỗi kg thì đến cuối mùa vụ năm 2014, nông dân chỉ biết đổ bỏ ra đường, cho bò ăn bởi không bán được. Mọi năm, giá thanh long cuối vụ thường được nhích lên kha khá so với thời điểm chính vụ, thế nhưng năm 2014 lại khác, giá thanh long cuối vụ lại rớt thê thảm, có loại chỉ còn từ 500 – 1.000 đồng/kg. thanh long tại Bình Thuận mất giá thê thảm khiến các chủ thu mua và nhà vườn điêu đứng.

Bình Thuận là tỉnh có diện tích thanh long lớn nhất cả nước, với khoảng 25.000 hộ dân trồng và kinh doanh loại trái cây này.

Bắp cải đổ xuống sông

Diem mat 8 nong san roi vao vong xoay duoc mua mat gia
 
Cũng trong năm 2014 ở các tỉnh ĐBSCL như An giang, Đồng Tháp, Sóc Trăng… giá bắp cải xuống rất thấp, người nông dân lâm vào cảnh khốn đốn. Bắp cải rớt giá thảm hại còn 500 đồng/kg, chưa bằng 1/10 giá mọi năm khiến các hộ trồng trắng tay. Giá thấp nhưng vẫn không bán được, nhiều nhà vườn thu hoạch xong đành để bắp cải hư dần trong nhà, có người không thu hoạch mà bỏ thối trên ruộng. Thậm chí, do giá quá rẻ, nông dân thu hoạch xong không có người mua nên bà con nhiều nơi đã đổ bắp cải xuống sông.

Ớt Bình Định sụt giá 20 lần

Diem mat 8 nong san roi vao vong xoay duoc mua mat gia
 
Từ 50.000 đồng/kg quả tươi trước đó, nhưng đến tháng 4.2014 giá ớt chỉ còn 2.500 đồng/kg, nhiều ruộng ớt tại các huyện Phù Mỹ, Phù Cát, thị xã An Nhơn (Bình Định) đang chín rộ, người trồng không thèm hái vì phía Trung Quốc đã ngừng nhập, hái không biết bán cho ai vì loại ớt này không tiêu thụ nội địa được, lại phải tốn tiền thuê công hái. Điển hình là huyện Phù Mỹ, nông sản này chỉ còn 1.000-2.000 đồng/kg mà vẫn không bán được. Nhiều ruộng ớt chín đỏ rực mà nông dân chỉ có thể đứng nhìn. Theo Phòng Nông nghiệp Phát triển nông thôn Phù Mỹ, vụ đông xuân 2013-2014, toàn huyện xuống giống trên 1.000ha ớt xuất khẩu. Trong đó, nông dân chủ yếu trồng ớt sừng (trái to) và số ít trồng ớt sim. Bà con chưa kịp mừng vì đầu vụ ớt có giá, thì bị “giội nước lạnh” rớt giá, ế ẩm.

Hành tây Đà Lạt ế hàng nghìn tấn, giá thấp kỷ lục

Diem mat 8 nong san roi vao vong xoay duoc mua mat gia
 
Tháng 3-4.2015, đang vào thời kỳ thu hoạch cao điểm, nhưng gần như toàn bộ sản lượng hành tây Đà Lạt không tiêu thụ được. Trong khi đó diện tích hành tây ở Đà Lạt cùng các vùng phụ cận như Đơn Dương, Lạc Dương gần đây đều tăng, với tổng diện tích khoảng gần 1.000ha, trong đó riêng huyện Đơn Dương chiếm khoảng 500ha, đạt sản lượng 35.000 tấn một vụ. Giá hành tây loại một ở Đà Lạt từ 2.000 đến 2.300 đồng/kg, loại hai chỉ 1.000-2.000 đồng, thấp nhất trong vòng 10 năm qua và đúng bằng chi phí canh tác. Nếu như có người mua tại vườn thì coi như hòa vốn, còn tự thu hoạch để bỏ vào kho thì chi phí mỗi kg đội thêm 500 đồng cho tiền thuê nhân công và vận chuyển. Nhà vườn nào chưa có kho hoặc kho quá nhỏ phải bỏ thêm tiền để dựng nhà kho mới. Hành tây rớt giá, ế ẩm không ai mua khiến nông dân lao đao, nhiều nông dân mất trắng, thua lỗ.
 
Người nuôi cá tra lao đao vì thua lỗ

Diem mat 8 nong san roi vao vong xoay duoc mua mat gia
 
Năm 2013, chứng kiến sự tụt dốc của cá tra, diện tích thu hẹp nhanh chóng, chi phí đầu vào tăng nhưng đầu ra rớt giá liên tục, xuất khẩu lại sụt giảm khiến nhiều người nuôi cá tra "treo ao". 7 tháng đầu năm 2013, ngành cá tra lao dốc do xuất khẩu giảm, người chăn nuôi lỗ. Lúc đó giá cá tra nguyên liệu ở Đồng bằng Sông Cửu Long dao động ở mức rất thấp, từ 18.500 đồng đến 20.200 đồng một kg. Trong lúc đó giá nguyên liệu đầu vào đều tăng: thức ăn cộng 300-500 đồng một kg, thuốc thú y tăng bình quân 10%, xăng dầu cũng vừa trải qua 2 đợt điều chỉnh giá mạnh. Những yếu tố này đã đẩy giá thành sản xuất lên 20.000-24.500 đồng một kg. Trong khi đó, giá thu mua của các nhà máy cũng dao động bằng hoặc thấp hơn giá thành nên người nuôi lỗ khoảng 3.000 đồng một ký. Những hộ nuôi nhỏ lẻ vì quá khó khăn nên đã “treo ao”.

Thời điểm đó, trong 6 tháng đầu năm 2013, khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long thả nuôi 4.341 ha (giảm 4,1% so với cùng kỳ). Một số địa phương trọng điểm nuôi cá tra có diện tích giảm nhiều là An Giang 846 ha (giảm 3%), Cần Thơ (746 ha, giảm 5,1%), Vĩnh Long (434 ha, giảm 10,6%)…
 

Nguồn: TTV
Thêm bình luận :
Họ và tên
Email

Bài đọc nhiều nhất

ĐBSCL: Mua tạm trữ 760.000 tấn gạo