Đè án 1956: "Cần câu" cho lao động nông thôn
08:53 - 24/04/2015
(Cổng ĐT HND)- Sau 5 năm thực hiện Đề án 1956 (giai đoạn 2010-2014), cả nước đã có gần 3,2 triệu lao động nông thôn được học nghề, đạt 70,8% mục tiêu Đề án (trong 5 năm dạy nghề cho 4,5 triệu người); đặt hàng dạy nghề trình độ cao đẳng, trung cấp cho 10.534 người thuộc diện hộ nghèo, người dân tộc thiểu số, lao động nông thôn bị thu hồi đất canh tác có khó khăn về kinh tế.

Nông dân phát triển nghề nuôi trồng thủy sản ảnh: minh họa
Số lao động nông thôn được hỗ trợ học nghề đạt 90,4% kế hoạch cả giai đoạn 2010-2014. Trong số hơn 1,9 triệu lao động nông thôn được hỗ trợ học nghề xong, có hơn 1,5 triệu người có việc làm sau học nghề, đạt 78,7%, cao hơn 8,7% so với mục tiêu tối thiểu của Đề án là 70% số lao động nông thôn có việc làm sau học nghề…

 
Mục tiêu dạy nghề năm 2015, dạy nghề cho khoảng 950 nghìn lao động nông thôn, trong đó 550.000 lao động nông thôn được hỗ trợ học nghề theo chính sách Đề án 1956. Tỷ lệ lao động nông thôn có việc làm sau học nghề đạt trên 70%.

 
Mục tiêu dạy nghề giai đoạn 2016-2020: Đào tạo nghề cho khoảng 5,5 triệu lao động nông thôn, trong đó, hỗ trợ đào tạo trình độ sơ cấp và đào tạo dưới 3 tháng  cho khoảng 3,2 triệu người. Sau đào tạo, có từ 80% số người học có việc làm mới hoặc tiếp tục làm nghề cũ nhưng có năng suất, thu nhập cao hơn.


 
Đề án Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020 định hướng thực hiện trong 11 năm (2010-2020) với mục tiêu: dạy nghề cho khoảng 10,6 triệu lao động nông thôn, trong đó hỗ trợ dạy nghề cho 6,54 triệu người theo chính sách của Đề án.

 
Tỷ lệ lao động có việc làm sau đào tạo đạt 85% ở TT Huế, 82% ở Hưng Yên và 70 - 75% ở Lào CaiBến Tre đã thực hiện đào tạo nghề nông nghiệp và phi nông nghiệp cho gần 26.000 lao động; Lai Châu, Lào Cai cũng cũng vừa thực hiện sơ kết 5 năm triển khai Đề án 1956. Khoảng 80% lao động thôn ở Lai Châu sau khi học nghề vẫn tiếp tục nghề cũ nhưng năng suất lao động tăng, tiết kiệm 5-10% chi phí sản xuất và thu nhập cũng tăng lên 10-20% so với trước khi học nghề. … Đây là những con số cho thấy phần lớn người nông dân đang sử dụng hiệu quả chiếc “cần câu” từ Đề án 1956.
 
 
Bên cạnh nhìn lại kết quả sau 5 năm triển khai, các địa phương đồng thời lên kế hoạch triển khai cho năm 2015 và các năm tiếp theo. Theo đó, Hưng Yên dự định triển khai đào tạo nghề cho khoảng 3.600 lao động nông thôn và bồi dưỡng 1,2 nghìn cán bộ, công chức xã vào năm 2015.


Trong khi đó, tỉnh Thừa thiên - Huế đặt mục tiêu từ năm 2015 - 2020 sẽ đào tạo nghề cho hơn 18.500 lao động nông thôn, còn tỉnh Lào Cai phấn đấu đào tạo nghề cho hơn 9.000 lao động.
 
 
Để phát huy hiệu quả những hỗ trợ từ Đề án 1956, nhiều địa phương đang nhấn mạnh hướng dạy nghề theo định hướng thị trường, “giảm tải” lý thuyết trong học nghề, tăng thêm thời gian thực hành.


Hiện nhiều đơn vị thực hiện đề án cũng đang tập trung triển khai nhân rộng mô hình dạy nghề thí điểm đã đạt hiệu quả, dạy nghề gắn với doanh nghiệp, làng nghề, vùng chuyên canh, huyện điểm, xã xây dựng nông thôn mới.
 
 
 
Thanh Bình
Thêm bình luận :
Họ và tên
Email

Bài đọc nhiều nhất

ĐBSCL: Mua tạm trữ 760.000 tấn gạo