Làm gì để Nam Trung Bộ trở thành thủ phủ thịt cừu, đà điểu
16:52 - 01/08/2017
Ngành chăn nuôi khu vực này đang phải đối mặt với nhiều thách thức của biến đổi khí hậu. Thường xuyên hứng chịu thiên tai, dẫn đến thiếu thức ăn vào mùa khô hạn và mưa lũ kéo dài, vật nuôi bị lũ cuốn trôi,…
Nông dân và chuyên gia dự diễn đàn thăm Nhà máy chế biến thức ăn chăn nuôi từ phế phẩm nông nghiệp tại huyện Sơn Hòa, Phú Yên


Vừa qua, tại Phú Yên, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia tổ chức Diễn đàn Khuyến nông@Nông nghiệp “Phát triển chăn nuôi ứng phó với biến đổi khí hậu”. Diễn đàn thu hút trên 500 chuyên gia và nông dân 7 tỉnh, thành Duyên hải Nam Trung bộ từ Đà Nẵng đến Ninh Thuận.

Theo Cục Chăn nuôi, khu vực Nam Trung bộ đang phát triển chủng loại vật nuôi khá đa dạng. Với sản lượng thịt bò năm 2016 đạt 81.400 tấn, chiếm 26,4% sản lượng thịt bò cả nước. Sản lượng thịt cừu đạt 1.500 tấn, chiếm 96,1% cả nước. Sản lượng thịt gia cầm đạt 55.100 tấn, chiếm 5,7% cả nước. Riêng thịt đà điểu đạt 1.470 tấn, chiếm 83,3% cả nước…

Hiện tại, mỗi tỉnh đều có các chính sách, chiến lược phát triển chăn nuôi phù hợp địa bàn, với mô hình trang trại ngày càng phát triển. Tuy nhiên, ngành chăn nuôi khu vực này đang phải đối mặt với nhiều thách thức của biến đổi khí hậu. Thường xuyên hứng chịu thiên tai, dẫn đến thiếu thức ăn vào mùa khô hạn và mưa lũ kéo dài, vật nuôi bị lũ cuốn trôi,…

 

Tình trạng ô nhiễm môi trường, dịch bệnh gây nhiều tổn thất trong chăn nuôi. Thị trường đầu ra thiếu ổn định, sản phẩm hộ chăn nuôi làm ra khó tiêu thụ do xuống giá như thịt heo, trứng gia cầm trong đầu năm 2017. Việc đầu tư khoa học, liên kết chuỗi trong sản xuất, tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi và khả năng cạnh tranh còn yếu.     

Diễn đàn đã cùng nhau chia sẻ, tìm cách giải quyết nhiều khúc mắc, bất cập cụ thể trong quá trình chăn nuôi. Nông dân đã cùng nhà chức trách bàn việc điều chỉnh liên kết vùng để phát triển chăn nuôi theo từng đối tượng, có lợi thế cạnh tranh. Nhân rộng chuyển giao khoa học kỹ thuật vào chăn nuôi bền vững, nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả. Xây dựng môi liên kết giữa nhà nông với các doanh nghiệp cung ứng đầu vào chăn nuôi và chế biến, tiêu thụ. Bên cạnh đó là các giải pháp về cơ chế chính sách đặc trưng để hỗ trợ chăn chăn nuôi ứng phó với biến đổi khí hậu của vùng Nam Trung bộ.
Nguồn: danviet
Thêm bình luận :
Họ và tên
Email

Bài đọc nhiều nhất

ĐBSCL: Mua tạm trữ 760.000 tấn gạo