40 tàu cá 67 hư hỏng sẽ hoạt động trở lại từ cuối tháng 8
16:36 - 01/08/2017
Đó là khẳng định của ông Vũ Văn Tám – Thứ trưởng Bộ NNPNT tại Hội nghị tổng kết thực hiện Nghị định 67 tổ chức sáng nay 1.8.
Chủ tàu BĐ 99245 TS ngư dân Trần Đình Sơn (huyện Phù Mỹ, Bình Định) muốn được thay máy Doosan mới.

Đề cập về chính sách đầu tư theo Nghị định 67, ông Vũ Văn Tám – Thứ trưởng Bộ NNPNT cho biết: “Năm 2015 Ngân sách nhà nước đã bố trí 1.501 tỷ đồng, tăng 30,5% so với năm 2014, trong đó nguồn vốn đầu tư qua Bộ NNPTNT quản lý là 160 tỷ đồng. Năm 2016 Ngân sách nhà nước đã bố trí được 949 tỷ đồng, trong đó vốn đầu tư qua Bộ NNPTNT quản lý 125 tỷ đồng, địa phương quản lý 824 tỷ đồng.

 

Theo báo cáo của các địa phương có 27/28 tỉnh, thành phố ven biển đã phê duyệt danh sách các chủ tàu đủ điều kiện vay vốn để đóng mới, nâng cấp cho 1.948/2.284 tàu, trong đó đóng mới 1.510; đến 31.7.2017 đã có 761 tàu cá đóng mới đi vào hoạt động, trong đó có 301 tàu vỏ thép, 53 tàu composite, 407 tàu vỏ gỗ đóng mới và 105 tàu cá nâng cấp đi vào hoạt động sản xuất”.

Về giải ngân nguồn vốn vay đóng mới, nâng cấp tàu, ông Vũ Văn Tám - Thứ trưởng Bộ NNPNT cho hay: “Tính đến ngày 15.7.2017, các ngân hàng thương mại đã ký hợp đồng tín dụng để đóng mới, nâng cấp 1.005 tàu, số tiền cam kết cho vay là 9.931 tỷ đồng; giải ngân cho vay được 9.012 tỷ đồng”.

 

Đánh giá kết quả thực hiện chính sách Nghị định 67 trong thời gian qua, ông Tám cho hay, nghị định 67 là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước mang tính đột phá, đồng bộ, phù hợp với tâm tư nguyện vọng của đông đảo ngư dân, góp phần quan trọng vào việc phát triển ngành thủy sản theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa và tái cơ cấu ngành thủy sản, phát triển bền vững.

Về chính sách tín dụng, ông Tám cho rằng, mục tiêu của chính sách về hiện đại hóa tàu cá bước đầu đã đạt được thể hiện thông qua kết quả thực hiện chính sách vay vốn tín dụng đóng mới, nâng cấp tàu cá; tạo động lực khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư đóng mới tàu cá có công suất lớn bằng vật liệu vỏ thép, vỏ vật liệu mới; ngư dân mạnh dạn đầu tư trang bị hiện đại và ứng dụng công nghệ, kỹ thuật khai thác và bảo quản sản phẩm tiên tiến để nâng cao hiệu quả sản xuất; góp phần quan trọng vào việc tái cơ cấu ngành khai thác hải sản theo hướng bền vững và tổ chức lại sản xuất trên các vùng biển.

Tuy nhiên Trong quá trình tổ chức thực hiện Nghị định 67 còn một số khó khăn, vướng mắc cần được khắc phục. Các hạng mục đầu tư từ nguồn vốn ngân sách nhà nước cho cảng cá, khu neo đậu tránh trú bão chưa đồng bộ; ngân sách nhà nước đầu tư cho cảng cá, khu neo đậu tránh trú bão, khu nuôi trồng thủy sản tập trung còn hạn chế; nguồn vốn cho duy tu bảo dưỡng thấp nên hầu hết các công trình cơ sở hạ tầng nghề cá bị xuống cấp, quá tải.

Thời gian đầu tiến độ đóng mới tàu cá còn chậm do một số ngân hàng thương mại còn yêu cầu thêm tài sản thế chấp như sổ đỏ hoặc tài sản khác bổ sung.

Do lần đầu triển khai đóng tàu vỏ thép nên ngư dân còn lúng túng chọn cơ sở đóng tàu, tư vấn thiết kế và công tác giám sát thi công; công tác đăng kiểm còn thiếu về nguồn lực, yếu về trình độ. Một số tàu vỏ thép của ngư dân Bình Định, Quảng Nam, Thanh Hóa, Ninh Thuận bị rỉ sét nặng phần vỏ, máy tàu bị hư hỏng, trang thiết bị khai thác, hàng hải như máy dò, hầm bảo quản, bóng đèn hoạt động kém .... gây thiệt hại cho ngư dân và ảnh hưởng lớn đến chính sách của Đảng và Nhà nước.

Đề cập đến sư việc 40 tàu cá vỏ thép đóng mới theo Nghị định 67 của ngư dân tỉnh Bình Định, Phú Yên, Thanh Hóa, Quảng Nam, Thứ trưởng Vũ Văn Tám cho rằng, hiện nay các tàu cá vỏ thép bị hư hỏng đã được các cơ sở đóng tàu, ngư dân và các đơn vị liên quan tiến hành khắc phục, sửa chữa theo quy định, dự kiến đến cuối tháng 8.2017 hoàn thành và tiếp tục đi hoạt động.

Nguồn: danviet
Thêm bình luận :
Họ và tên
Email

Bài đọc nhiều nhất

ĐBSCL: Mua tạm trữ 760.000 tấn gạo