Đồng Tháp: Đầu tư gần 665 tỷ đồng nâng cao sinh kế cho người dân
16:31 - 09/02/2017
Mới đây UBND tỉnh Đồng Tháp đã triển khai thực hiện tiểu dự án nâng cao khả năng thoát lũ và ổn định sinh kế, thích ứng với biến đổi khí hậu vùng Đồng Tháp Mười...
Người dân sản xuất nông nghiệp ở vùng Đồng Tháp Mười

Mới đây UBND tỉnh Đồng Tháp đã triển khai thực hiện tiểu dự án nâng cao khả năng thoát lũ và ổn định sinh kế, thích ứng với biến đổi khí hậu vùng Đồng Tháp Mười, được thực hiện tại các huyện Hồng Ngự, Tam Nông, Thanh Bình và TX Hồng Ngự.

Có 3 mô hình sinh kế được đề xuất thực hiện, đó là mô hình 2 vụ lúa xen canh 1 vụ trữ cá tự nhiên, mô hình 2 vụ lúa xen canh 1 vụ nuôi cá đồng, mô hình 2 vụ lúa 1 vụ tôm càng xanh.

Dự kiến, dự án sẽ đảm bảo điều kiện sinh kế tốt hơn cho 11.400 hộ dân trong vùng dự án. Tổng mức đầu tư Tiểu dự án 664,3 tỷ đồng, thời gian thực hiện từ năm 2017 đến 2020. Nâng cao khả năng thoát lũ và ổn định sinh kế, thích ứng với biến đổi khí hậu vùng Đồng Tháp Mười là tiểu dự án nằm trong Dự án Chống chịu khí hậu tổng hợp và sinh kế bền vững ĐBSCL.

Mục tiêu của tiểu dự án nhằm chủ động điều tiết nguồn nước ngọt và kiểm soát nước lũ để nâng cao giá trị gia tăng của sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản nước ngọt cho các huyện, thị ngập lũ phía bắc tỉnh Đồng Tháp.

Xây dựng hệ thống hạ tầng để phù hợp với các mô hình sản xuất phục vụ phát triển sản xuất nông nghiệp đa mục tiêu, chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, bảo vệ môi trường, tạo sinh kế cho người dân, tạo điều kiện khai thác lợi thế mùa nước nổi như: nuôi trữ nguồn cá tự nhiên, nuôi cá tôm và các thuỷ sản khác trong mùa lũ; góp phần phát triển KT-XH, phát triển nông thôn và nâng cao đời sống người dân

Ông Nguyễn Thanh Hùng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp cho biết, mục đích triển khai tiểu dự án nâng cao khả năng thoát lũ, thích ứng với biến đổi khí hậu vùng Đồng Tháp Mười tạo sinh kế cho cộng đồng dân cư sống trong vùng thoát lũ. Các công trình thủy lợi của tiểu dự án không nhằm mục đích chống lũ để sản xuất lúa vụ 3 mà là tổ chức lại sản xuất để nâng cao sinh kế cho người dân. Tiểu dự án này còn là mô hình mẫu để tiếp tục nhân rộng trong khu vực và vùng sản xuất nước ngọt trong thời gian tới.

Do đó các ngành, các địa phương trong vùng dự án phải triển khai Tiểu dự án đạt hiệu quả, nghiên cứu thêm mô hình sinh kế gắn với Đề án Tái cơ cấu ngành nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới trên địa bàn.

 

Nguồn: NNVN
Thêm bình luận :
Họ và tên
Email

Bài đọc nhiều nhất

ĐBSCL: Mua tạm trữ 760.000 tấn gạo