Giải pháp phát triển nuôi trồng thủy sản bền vững
10:09 - 01/10/2015
Một trong những giải pháp phát triển nuôi trồng thủy sản bền vững các tỉnh miền Bắc là phát triển nguồn nhân lực, cơ cấu tổ chức bộ máy, đầu tư trang thiết bị, thắt chặt công tác quản lý, điều tra thị trường.

Thu hoạch cá tại xã Phương Tú, huyện Ứng Hòa.
Theo đánh giá của Tổng cục Thủy sản, các tỉnh phía Bắc có nhiều tài nguyên phong phú, mạng lưới sông ngòi dày đặc ở hạ lưu sông Hồng và sông Thái Bình, thuận lợi cho phát triển nuôi trồng thủy sản và phát triển đa dạng loài, đa dạng đối tượng nuôi. Tuy nhiên, với đặc trưng khí hậu của miền bắc là có một mùa đông lạnh từ tháng 11 năm trước đến tháng 4 năm sau, gây khó khăn cho nuôi trồng thủy sản.Diện tích nuôi tiềm năng của vùng là 454.109 ha, trong đó diện tích nuôi nước ngọt là 383.999 ha và nuôi mặn lợ là 70.110 ha, ngoài ra còn có hàng trăm nghìn diện tích mặt nước của hồ chứa, hồ thủy điện, hồ thủy lợi có thể phát triển nuôi cá lồng bè, hồ chứa. Mặc dù tiềm năng lớn, nhưng diện tích nuôi trồng thủy sản năm 2014 toàn vùng đạt 256.147 ha (nuôi nước ngọt 201.604 ha và nuôi mặn lợ 54.542ha), sản lượng đạt 731.336 tấn (nuôi nước ngọt đạt 547.743 tấn và nuôi mặn lợ đạt 207.388 tấn).
8 tháng đầu năm 2015, diện tích nuôi trồng thủy sản nước ngọt của các tỉnh phía Bắc đạt 187.097 ha, tăng 7,9% cùng kỳ 2014, sản lượng đạt 318.508 tấn. Diện tích nuôi tôm nước lợ đạt 30.646 ha, sản lượng đạt 13.532 tấn. Nuôi nhuyễn thể đạt 11.212 ha, sản lượng 61.653 tấn.
Về sản xuất, cung ứng giống cá truyền thống, 8 tháng đầu năm đạt 5-6 tỷ con giống, đáp ứng khoảng 90% nhu cầu thả nuôi toàn vùng. Đối với giống cá rô phi đơn tính, mới chủ đông được một phần cá giống lưu đông phục vụ nhu cầu thả nuôi vào đầu vụ. Giống tôm nước lợ 8 tháng đầu năm ước đạt 68 tỷ con, đạt 52% kế hoạch.
Một trong những giải pháp phát triển nuôi trồng thủy sản bền vững các tỉnh miền Bắc là phát triển nguồn nhân lực, cơ cấu tổ chức bộ máy, đầu tư trang thiết bị, thắt chặt công tác quản lý, điều tra thị trường. Đồng thời cần xây dựng quy trình nuôi mới, quản lý dịch bệnh, cải tạo môi trường nuôi, có kế hoạch và đầu tư về con giống bố mẹ đạt chuẩn thay thế nguồn giống tự nhiên đang trước nguy cơ tuyệt chủng của một số loài thủy sản đặc sản.
Đặc biệt, công tác quan trắc môi trường, cần có sự đầu tư về trang thiết bị, xây dựng quy trình quan trắc, tập huấn cho cán bộ và triển khai nhanh công tác dự báo, cảnh báo môi trường cho người nuôi trồng thủy sản.
Theo Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản Nguyễn Huy Điền, các địa phương cần tập trung vào thực hiện quy hoạch phát triển NTTS đến năm 2020, tăng cường quản lý chất lượng giống thủy sản, đặc biệt là công tác kiểm dịch giống, tổ chức tuyên truyền, tập huấn các văn bản quy phạm pháp luật về lĩnh vực thủy sản cho Nhân dân…
Đồng thời các địa phương cần thống kê, báo cáo nhu cầu giống thủy sản để Tổng cục Thủy sản đặt hàng các Viện nghiên cứu, các đơn vị cung ứng giống đầy đủ, kịp thời. Trong công tác quan trắc môi trường cần có sự phối hợp giữa Tổng cục Thủy sản- Cục Thú y và các cơ quan quản lý địa phương, cần đẩy nhanh thời gian thông báo kết quả quan trắc thông qua sử dụng phần mềm truy cập trên internet, tổ chức các lớp tập huấn về quy chuẩn cảnh báo môi trường.
Về kinh phí, các Sở NN và PTNT, các địa phương xây dựng kế hoạch để UBND các tỉnh cấp kinh phí cho hoạt động quan trắc, cảnh báo môi trường NTTS…
Nguồn: KTĐT
Thêm bình luận :
Họ và tên
Email

Bài đọc nhiều nhất

ĐBSCL: Mua tạm trữ 760.000 tấn gạo