(TNNN) - Đến nay, Bình Phước đã đào tạo, dạy nghề cho hơn 18.400 lao động nông thôn; bồi dưỡng kỹ năng tin học cho cán bộ văn phòng thống kê, cán bộ người dân tộc thiểu số, cán bộ địa chính - xây dựng, bồi dưỡng kiến thức kỹ năng chủ tịch, phó chủ tịch UBND xã với 796 người tham gia.
Bình Phước phấn đấu có 6.000 lao động được đào tạo nghề theo đề án, trong đó lao động nông thôn là trên 4.000 người. Đến năm 2015, tỷ lệ lao động qua đào tạo của tỉnh đạt 40%.
Trong những năm qua, công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn ở huyện Văn Yên (Yên Bái) đã được các cấp, ngành quan tâm thực hiện với những giải pháp chủ động và hiệu quả. Huyện luôn bám sát điều kiện thực tế địa phương đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền, tư vấn học nghề và việc làm cho lao động nông thôn, giúp người dân hiểu ý nghĩa, sự cần thiết của việc đào tạo, học nghề. Đồng thời triển khai đồng bộ các giải pháp để hoàn thành chỉ tiêu đào tạo nghề giai đoạn 2011-2020, như: đẩy mạnh công tác điều tra, khảo sát nhu cầu của người dân nhằm nắm bắt nhu cầu việc làm trên địa bàn; tổ chức tư vấn, hướng dẫn người lao động lựa chọn và đăng ký nghề học phù hợp với điều kiện của gia đình và khả năng của từng lao động; đồng thời phối hợp với các doanh nghiệp trên địa bàn giải quyết việc làm cho người lao động sau khi đã được học nghề, đây chính là tiền đề thực hiện xã hội hóa đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện.
Huyện Văn Yên đã đào tạo nghề cho lao động nông thôn được 1.896 lao động, nâng tổng số lao động nông thôn qua đào tạo nghề trên toàn huyện lên 18.937 lao động. Trong đó, dạy nghề ngắn hạn tại huyện được 1.013 lao động. Với tổng số lao động trong độ tuổi được đào tạo năm 2014 là 3.800 lao động, nâng tổng số lao động trong độ tuổi qua đào tạo trên toàn huyện lên 38.038 lao động, tỷ lệ đạt 50,5%, đạt 91,8% kế hoạch Đề án.
Để tạo điều kiện thuận lợi giúp người dân yên tâm học nghề, huyện Văn Yên đã thực hiện hỗ trợ kinh phí đào tạo nghề cho các lao động nông thôn tham gia học nghề. Thông qua các lớp học nghề, người dân đã được trang bị kiến thức về khoa học kỹ thuật để phát triển sản xuất kinh doanh, vươn lên làm giàu.
Đồng thời, góp phần giải quyết được nhu cầu tuyển dụng lao động qua đào tạo của các doanh nghiệp, từng bước đáp ứng sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của địa phương. Với các nghề đào tạo chủ yếu như: Kỹ thuật thâm canh, sản xuất lúa, ngô, trồng nấm, kỹ thuật xây dựng, đan mây tre; kỹ thuật chăn nuôi, nuôi cá nước ngọt, thú y...
Theo Kế hoạch số 1609 của UBND tỉnh Phú Thọ về việc triển khai thực hiện Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020 theo Quyết định 1956 của Thủ tướng Chính phủ, tỉnh Phú Thọ phấn đấu đến năm 2015, dạy nghề cho 160.000 lao động nông thôn trong đó 50%-55% là dạy nghề nông nghiệp, còn lại là phi nông nghiệp. Tính đến hết năm 2012, số lao động nông thôn được học nghề (trong 3 năm) là 14.114 người, bằng 29,7% kế hoạch; trong đó nghề phi nông nghiệp 3.800 người chiếm 26,9%, nghề nông nghiệp 10.314 người chiếm 73,1%. Số lao động nông thôn có việc làm sau học nghề là 11.425 người đạt 80,9%; nghề phi nông nghiệp 2.807 người đạt 73,9%, nghề nông nghiệp 8.618 người đạt 83,6%.
Hà Việt