Phát huy vai trò của kinh tế tập thể trong phát triển kinh tế - xã hội
10:25 - 01/09/2015

(TNNN) - Kinh tế tập thể (KTTT) với nòng cốt là Hợp tác xã (HTX) có vai trò quan trọng trong phát triển Kinh tế xã hội đất nước. KTTT luôn được Đảng và Nhà nước khuyến khích phát triển và được khẳng định trong các Nghị quyết đại hội của Đảng: “Kinh tế tập thể cùng với khu vực kinh tế nhà nước dần trở thành nền tảng của nền kinh tế quốc dân”.
 

 Với chức năng giúp Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về Kinh tế tập thể, Hợp tác xã trên phạm vi cả nước, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã và đang phối hợp với các Bộ, ngành và địa phương triển khai thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, thúc đẩy Kinh tế tập thể phát triển một cách mạnh mẽ và bền vững. Vụ Hợp tác xã là đơn vị giúp việc cho Bộ trong lĩnh vực Kinh tế tập thể, Hợp tác xã.

 
 
Phát triển kinh tế tập thể là nhiệm vụ thường xuyên, lâu dài; phát triển và nâng cao hiệu quả hoạt động của kinh tế tập thể để kinh tế tập thể cùng với kinh tế Nhà nước ngày càng trở thành nền tảng vững chắc của nền kinh tế quốc dân.
 
 
 
 Với mục tiêu đó, định hướng phát triển chung của kinh tế tập thể trong thời gian tới của tỉnh Bắc Kạn là tiếp tục nâng cao vai trò của khu vực kinh tế tập thể trong khu vực sản xuất, kinh doanh và đời sống của xã viên, đời sống cộng đồng như y tế, giáo dục, thể thao, văn hoá.



Khuyến khích thành lập hoặc tham gia thành lập hiệp hội ngành nghề, ứng dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật, công nghệ, bảo vệ môi trường; tập trung củng cố và nâng cao hiệu quả hoạt động của các HTX trong mọi lĩnh vực; phấn đấu đưa kinh tế tập thể thoát khỏi những yếu kém như hiện nay, góp phần tăng trưởng kinh tế - xã hội của mỗi địa phương.
 
 
Đến thời điểm hiện nay, Quảng Nam có hơn 2.500 THT, 161 HTX và 01 liên hiệp HTX đang hoạt động (127 HTX và 01 liên hiệp HTX nông nghiệp, 34 HTX phi nông nghiệp). Những năm gần đây, kinh tế hợp tác, HTX của tỉnh  đã có những chuyển biến tích cực và rõ nét về hình thức hợp tác, số lượng và chất lượng hoạt động.
 

 
Các THT tăng mạnh, hoạt động đa dạng, hiệu quả trên các ngành, lĩnh vực. Các HTX từng bước được củng cố, đổi mới và nâng cao chất lượng hoạt động, năng lực nội tại được nâng lên. Số HTX sản xuất kinh doanh khá, giỏi, phục vụ tốt nhu cầu sản xuất, đời sống của thành viên và hộ gia đình tăng; số HTX thành lập mới trong các ngành, lĩnh vực ngày càng nhiều, đa dạng về đối tượng tham gia, lĩnh vực hoạt động, quy mô và phạm vi đầu tư sản xuất kinh doanh. Việc chuyển đổi HTX theo Luật HTX 2012 bước đầu được thực hiện nghiêm túc.
 
 
Các HTX ở mọi lĩnh vực đã và đang góp phần giải quyết hàng ngàn lao động có thu nhập ổn định, hỗ trợ các hộ gia đình vươn lên làm giàu chính đáng. Nhiều HTX đã phát huy được vai trò tiên phong trong xoá đói giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới, góp phần quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương, nâng cao đời sống nhân dân, góp phần làm thay đổi bộ mặt nông thôn theo hướng tiến bộ, văn minh.
 

 
 Một số mô hình tiêu biểu: Trong lĩnh vực phi nông nghiệp, có các HTX: TTCN Đại Hiệp (Đại Lộc), Thương mại Điện Thọ (Điện Bàn), Dệt may Duy Trinh (Duy Xuyên), Vận tải thuỷ bộ và du lịch Hội An, Xí nghiệp Mây tre lá Âu Cơ (Núi Thành)...; trong lĩnh vực nông nghiệp, có các HTX: Đại Hiệp, Thị trấn Ái Nghĩa (Đại Lộc), Điện Quang, Điện Ngọc 1, Điện Phước 1 (Điện Bàn), Duy Thành, Duy Sơn 2 (Duy Xuyên), Bình An 2 (Thăng Bình), Tam Thành 1, Tam Thành 2 (Phú Ninh), Phú Đông (Núi Thành)...
 
Ảnh minh họa


Mặc dù vẫn còn nhiều khó khăn, tồn tại, tuy nhiên, từ thực tiễn trên, cho đến nay không ai có thể phủ nhận sự đóng góp to lớn của kinh tế hợp tác, HTX trong phát triển kinh tế - xã hội tỉnh nhà. Giai đoạn mới, với nhiều thử thách mới, kinh tế hợp tác, HTX Quảng Nam vẫn đang chuyển mình, tiếp tục cuộc hành trình với đích đến là sự phát triển bền vững.
 

 
HTX chăn nuôi Nam Sách (Hải Dương) là HTX kiểu mới được thành lập năm 2002, lúc đầu chỉ 20 xã viên từ 3 xã, nay có 35 xã viên từ 8 xã lân cận thuộc huyện Nam sách. Trước khi tham gia HTX, mỗi hộ nuôi khoảng 1-5 con lợn mỗi năm, tức quy mô sản xuất rất nhỏ.
 
 

Sau khi tham gia HTX 3-4 năm, mỗi hộ thành viên đã nuôi heo theo phương pháp công nghiệp, từ 30 đến 200 con, thậm chí nhiều hơn, kết hợp nuôi gà và cá, thực chất là phát triển thành các trang trại chăn nuôi. Đời sống của các gia đình hộ xã viên từ vài năm gần đây đã được cải thiện rất nhiều, nhiều hộ xã viên đã giàu có. Thực sự, HTX là tổ chức hợp tác của nhiều trang trại chăn nuôi heo gia đình, hoạt động thực sự vì lợi ích xã viên chứ không phải “nghe ngóng”, chờ trợ cấp.
 

 
HTX chủ yếu cung cấp vật tư, nguyên liệu phục vụ chăn nuôi, kỹ thuật chuồng trại và nuôi heo, dịch vụ thú y, hỗ trợ vay tín dụng ngân hàng, tiêu thụ sản phẩm cho xã viên- tức các nhu cầu chung cho chăn nuôi heo của các hộ xã viên mà từng xã viên riêng lẻ làm kém hiệu quả, hoặc khó tự thực hiện. Chủ nhiệm HTX đồng thời là một chủ hộ xã viên của HTX, là người năng động, sáng tạo, có tinh thần hợp tác, giúp đỡ cộng đồng và có năng lực cuốn hút người khác trong hoạt động của HTX.
 

 
Lúc đầu trụ sở của HTX là nhà của chủ nhiệm. Sau vài năm, HTX kiến nghị và được chính quyền xã chấp thuận sử dụng một cái ao hố bom cũ. Cộng đồng xã viên đã cùng nhau san lấp ao, xây dựng trụ sở, vừa làm nơi hội họp, vừa làm nơi sinh hoạt văn hoá của cộng đồng xã viên.

 
HTX phát triển đến quy mô khoảng 35 hộ xã viên thì tạm đủ vì còn tuỳ thuộc năng lực quản lý và hiệu quả của HTX, nhưng đã giúp đỡ và phổ biến kinh nghiệm phát triển của HTX tạo điều kiện cho 9 HTX tương tự khác thành lập và phát triển trong huyện Nam sách.
 

 
Trên cơ sở nhiều HTX chăn nuôi và từ nhu cầu chung của các HTX chăn nuôi- mà thực chất là nhu cầu chung của các hộ xã viên, Liên hiệp HTX chăn nuôi Nam sách đã được thành lập nhằm đáp ứng nhu cầu đầu vào, dịch vụ kĩ thuật, đặc biệt mở dịch vụ tiêu thụ, chế biến heo cho các HTX thành viên- mà thực chất là của các xã viên HTX thành viên.

 
 
Quy mô hoạt động của liên hiệp tăng hơn hẳn so với từng HTX thành viên riêng lẻ, do vậy hiệu quả của HTX và của kinh tế hộ xã viên cao hơn hẳn so với trước đây. Liên hiệp HTX thực chất là HTX của các HTX, một tổ chức hợp tác cấp cao hơn so với HTX tập hợp được nhiều xã viên hơn.
 

 
Đây chính là mô hình tổ chức HTX dịch vụ phục vụ xã viên, theo đó xã viên vừa là chủ sở hữu vừa là người sử dụng dịch vụ của HTX. Măy mắn là HTX này được một tổ chứuc phi chính phủ của Pháp(GRET) hỗ trợ tư vấn trong thành lập, tổ chức và hoạt động.

 
 
Năm 2015 tỉnh Bắc Kạn có tổng số 232 hợp tác xã (HTX) với 2.176 xã viên; trong đó thành lập mới 16 HTX, đạt 100% chỉ tiêu kế hoạch; có tổng số 48 tổ hợp tác với 2250 thành viên đang hoạt động theo quy định tại Nghị định số 151/2007/NĐ-CP ngày 10/10/2007 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Tổ hợp tác.
 
 

HTX tỉnh Bắc Kạn hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp và thủy sản (130 HTX), chiếm 56%; tiếp đến là công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp (40 HTX); trong lĩnh vực xây dựng (30 HTX). HTX hoạt động ít nhất trong lĩnh vực vận tải và không có HTX nào hoạt động trong lĩnh vực tín dụng.

 
Khu vực kinh tế tập thể với nòng cốt là các hợp tác xã là kênh huy động các nguồn lực thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển ngành nghề, xây dựng nông thôn mới. Nhận thức rõ điều đó, trong những năm qua, Liên minh Hợp tác xã tỉnh, Sở Nông nghiệp và Phát triển đã chủ động phối hợp với các ngành chức năng, các địa phương thường xuyên tổ chức tuyên truyền đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước về kinh tế tập thể; tổng kết điển hình và xây dựng mô hình HTX, tăng cường tập huấn nâng cao trình độ của cán bộ quản lý hợp tác xã, khảo sát, cập nhật số liệu và đánh gía thường xuyên khu vực kinh tế tập thể, đồng thời thường xuyên phối hợp với Báo Bắc Kạn, Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh giới thiệu những mô hình HTX điển hình, tiên tiến trên từng huyện, thành phố để nhân rộng những mô hình này trên địa bàn tỉnh, do vậy đã tác động sâu sắc đến các tầng lớp nhân dân lao động, các tổ chức đoàn thể, cơ quan nhà nước về mô hình HTX kiểu mới.
 
 

Công tác quản lý nhà nước về kinh tế tập thể được tăng cường. Bộ máy theo dõi, chỉ đạo phát triển kinh tế tập thể từ tỉnh tới huyện đã được quan tâm, củng cố; cơ sở vật chất, điều kiện làm việc được đảm bảo; đội ngũ cán bộ được trẻ hóa, có trình độ và được bồi dưỡng, đào tạo từng bước đáp ứng yêu cầu công việc. Hiện nay, UBND tỉnh đã quyết định thành lập Ban Chỉ đạo đổi mới phát triển kinh tế tập thể của tỉnh để chỉ đạo phát triển kinh tế Hợp tác - Hợp tác xã của địa phương. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã thành lập Phòng Hợp tác xã để theo dõi sự phát triển của hợp tác xã trong lĩnh vực nông nghiệp.
 

 
 Hoạt động của Liên minh Hợp tác xã ngày càng thiết thực, hiệu quả và thực hiện tốt chức năng nhiệm vụ được giao, góp phần tích cực vào việc củng cố, phát triển kinh tế tập thể trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn.
 

 
Triển khai các chế độ chính sách hỗ trợ, ưu đãi hợp tác xã, hàng năm, tỉnh đã có kế hoạch bồi dưỡng, đào tạo cán bộ HTX vềkỹ năng xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh, nghiệp vụ kế toán; hỗ trợ HTX tham gia các triển lãm trong và ngoài nước; tổ chức các hội chợ, triển lãm dành riêng cho khu vực HTX; xây dựng thương hiệu, nhãn hiệu, xuất xứ hàng hóa, xây dựng và triển khai cổng thông tin điện tử, sàn giao dịch thương mại điện tử cho các HTX; hỗ trợ về khoa học công nghệ; tạo điều kiện cho các HTX tiếp cận vốn và quỹ hỗ trợ phát triển HTX, tham gia các chương trình mục tiêu, chương trình phát triển kinh tế xã hội; hỗ trợ kinh phí cho các HTX thành lập mới; hỗ trợ đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng...
 
 
Được sự quan tâm chỉ đạo sát sao, thường xuyên của cấp ủy, chính quyền các cấp, nhận thức của cán bộ, đảng viên, cán bộ quản lý HTX và thành viên HTX về kinh tế tập thể bước đầu đã có những chuyển biến tích cực.
 

 
Các HTX đã chú trọng củng cố, phát triển, nhiều HTX đã chuyển đổi theo Luật HTX năm 2012. Nhiều HTX đã tích cực đầu tư theo chiều sâu, tăng cường cơ sở vật chất, đổi mới trang thiết bị, quan tâm hỗ trợ cho thành viên HTX khi gặp khó khăn, đóng góp tích cực trong phát triển kinh tế - xã hội, nhất là khu vực nông thôn; góp phần xóa đói, giảm nghèo, giải quyết việc làm, ổn định an ninh trật tự, an toàn xã hội.

 
 
Theo báo cáo của Liên minh HTX tỉnh Tuyên Quang, hiện nay toàn tỉnh có 293 HTX, trong đó 167 HTX nông, lâm nghiệp; 126 HTX phi nông nghiệp. Các HTX đều cố gắng mở rộng sản xuất, kinh doanh và nâng cao chất lượng dịch vụ, đáp ứng nhu cầu của bà con xã viên và xã hội.

 
 
Các HTX đã có những chuyển biến quan trọng, từng bước củng cố và phát triển, trong đó đã xuất hiện một bộ phận HTX mạnh dạn đổi mới, kịp thời chuyển đổi để thích ứng với cơ chế mới, hoạt động có hiệu quả. Điển hình như HTX Nông nghiệp Ỷ La (TP Tuyên Quang) hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp đã biết khai thác lợi thế, mở rộng các loại hình dịch vụ, tạo lòng tin, đáp ứng tốt nhu cầu của xã viên. Hiện nay HTX đã hoạt động theo Luật HTX năm 2012, tất cả các dịch vụ được áp dụng theo quy chế hoạt động mới và đáp ứng 100% nhu cầu sử dụng các dịch vụ như làm đất, nước, vật tư nông nghiệp… của bà con xã viên.
 
 

 Nhìn chung, trong lĩnh vực nông nghiệp, các HTX cơ bản đảm nhiệm tốt một số khâu dịch vụ chủ yếu phục vụ sản xuất. Trong đó, một số HTX đã mở rộng thêm dịch vụ thu hoạch; áp dụng khoa học, kỹ thuật; tiêu thụ sản phẩm. Cùng với đó, các HTX đã đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, chuyển đổi mô hình sản xuất hiệu quả; tích cực hưởng ứng phong trào xây dựng nông thôn mới. Các HTX phi nông nghiệp cũng từng bước ổn định sản xuất, kinh doanh, tăng cường liên kết giữa các hộ sản xuất, đảm bảo cung ứng vật tư, nguyên liệu, kỹ thuật, và tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm.
 

 
Nổi bật là HTX khai thác đá vôi Đội Cấn, HTX Vận tải và Vệ sinh Thanh Bình (TP Tuyên Quang), HTX chè Vĩnh Tân (Sơn Dương). Nhìn chung, các tổ hợp tác hình thành rất phong phú và đa dạng theo nhu cầu liên kết của các thành viên.
 
 

 Các tổ hợp tác đã giúp đỡ, tương trợ nhau trong sản xuất và bước đầu đã khắc phục được một số mặt yếu kém của kinh tế hộ đơn lẻ như: thiếu vốn, công cụ, kỹ thuật, nhân lực và kinh nghiệm sản xuất, giúp các hộ tổ viên sử dụng có hiệu quả hơn về đất đai, lao động, vật tư và tiền vốn, tạo tiền đề quan trọng để phát triển HTX.
 


 
Hà Thái

Thêm bình luận :
Họ và tên
Email

Bài đọc nhiều nhất

ĐBSCL: Mua tạm trữ 760.000 tấn gạo