Các lớp đào tạo nghề ngắn hạn đã nâng cao trình độ tay nghề, tính kỷ luật, phẩm chất đạo đức, đáp ứng yêu cầu việc làm qua đào tạo. Đặc biệt chủ trương này còn đẩy mạnh từ hướng cung sang hướng cầu và hoàn thành các tiêu chí đào tạo nghề cho các địa phương đang xây dựng đề án nông thôn mới.
Đào tạo nghề là nhu cầu thiết thực đáp ứng kịp thời yêu cầu phát triển của xã hội. Được đào tạo nghề cơ bản, người lao động có nhiều cơ hội xin việc trong các môi trường làm việc chuyên nghiệp, thu nhập cao và cải thiện kinh tế gia đình.
Trong 5 năm qua (2010 – 2014), tỉnh Bắc Kạn đã tổ chức đào tạo nghề được cho hơn 13.000 người, trong đó có 10.355 người được hỗ trợ đào tạo nghề theo nguồn kinh phí trung ương cấp cho tỉnh, 1.777 người được hỗ trợ đào tạo nghề theo Nghị quyết 30a và hơn 2.200 người được hỗ trợ đào tạo nghề do Tổng cục Dạy nghề tổ chức và chương trình hỗ trợ lao động nông thôn là phụ nữ học nghề.
|
Ảnh minh họa |
Từ những kết quả đó cho thấy việc thực hiện Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn đã tạo được sự chuyển biến cơ bản quan trọng trong nhận thức của các cấp, các ngành, các tổ chức chính trị - xã hội và người lao động về vai trò quan trọng của dạy nghề cho lao động nông thôn đối với phát triển nông nghiệp, nông dân và nông thôn trên địa bàn tỉnh.
Nông dân được hỗ trợ đào tạo theo chính sách của Đề án, sau khi học nghề hiệu quả, năng suất lao động của người học nghề được tăng lên. Người học nghề đã tiếp cận được kiến thức mới về lĩnh vực mình được đào tạo, biết cách làm ăn, giảm chi phí sản xuất, tăng năng suất lao động, tạo việc làm tại chỗ hoặc tự hành nghề để kiếm sống, có cơ hội được nhận vào làm việc tại các cơ sở sản xuất và các doanh nghiệp tại địa phương, qua đó nâng cao thu nhập cho bản thân và gia đình, góp phần ổn định cuộc sống, góp phần tích cực trong việc thay đổi tư duy lao động sản xuất của người nông dân, thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động, dạy nghề gắn với giải quyết việc làm và giảm nghèo bền vững trong khu vực nông thôn...
Với mục tiêu trong năm 2015 hỗ trợ cho 2.700 lao động nông thôn được học nghề và dự kiến trong 5 năm (2015 – 2020) là 17.500 người, thì công tác đào tạo nghề sẽ tập trung thực hiện với phương châm “Chuyển mạnh từ đào tạo theo năng lực sẵn có của các cơ sở dạy nghề sang đào tạo theo nhu cầu học nghề của lao động nông thôn, gắn đào tạo nghề với quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh”.
Sau 5 năm triển khai đề án Đào tạo nghề cho lao động nông thôn (LĐNT) giai đoạn 2011-2015, Bắc Ninh có hơn 110 nghìn LĐNT được học nghề, trong đó gần 39 nghìn người được hỗ trợ theo Đề án 1956, góp phần giải quyết việc làm tại chỗ, chuyển đổi cơ cấu lao động nông thôn (LĐNT).
Qua những kết quả đạt được sau 5 năm có thể khẳng định đề án được triển khai đúng hướng và có những tác động tích cực. Toàn tỉnh có hơn 110 nghìn LĐNT được học nghề, trong đó gần 39 nghìn người được hỗ trợ theo Đề án 1956 và trên 70% có việc làm sau học nghề. Trong số này có gần 1.600 người thuộc diện hộ nghèo; 1.134 người mất đất nông nghiệp; gần 100 người có công với cách mạng và 14 người tàn tật…
Tổng số kinh phí đầu tư phân theo nguồn là hơn 126 tỷ đồng. Để nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho LĐNT trong giai đoạn tiếp theo, Sở Lao động, Thương binh và Xã hội đề ra 7 nhóm giải pháp trong đó tập trung vào làm tốt công tác điều tra, khảo sát và dự báo nhu cầu học nghề của LĐNT đồng thời cung cấp thông tin về các cơ sở có đủ điều kiện tham gia dạy nghề, các nghề đào tạo, các mô hình dạy nghề gắn với việc làm hiệu quả tại địa phương để LĐNT biết và lựa chọn.
Tăng cường cơ sở vật chất trang thiết bị dạy nghề đối với các trung tâm dạy nghề công lập cấp huyện, ưu tiên đầu tư cho trung tâm dạy nghề kiểu mẫu; phát triển chương trình, giáo trình, đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý dạy nghề. Phương thức dạy nghề cho LĐNT cũng được xác định phải thực hành nhiều hơn lý thuyết.
Đặc biệt các cấp ủy, chính quyền cơ sở cần vào cuộc đồng bộ, làm tốt công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người dân để họ hiểu được vai trò quan trọng của việc học nghề đối với việc giảm nghèo, phát triển kinh tế gia đình, địa phương.
Thực hiện công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn, Phòng lao động thương binh và xã hội huyện huyện Cần Giờ (Tp Hồ Chí Minh ) phối hợp các Trung tâm dạy nghề thành phố và huyện mở 101 nghề ngắn hạn, đào tạo được 2.111 lao động. Các lớp dạy nghề đều đáp ứng nhu cầu thổ nhưỡng và tình hình phát triển kinh tế - xã hội địa phương.
Điển hình như các lớp: sản xuất muối trải bạt, nuôi tôm, chăn nuôi heo, trồng lúa năng suất cao, kỹ thuật xây dựng, làm bánh kem, nấu ăn, may công nghiệp đã giúp nhiều gia đình áp dụng ngay vào sản xuất, tránh nhiều rủi ro, phát triển kinh tế gia đình.Tổng kinh phí, huyện đã chi cho công tác đào tạo nghề theo quyết định 1956 trong 3 năm qua gần 1,5 tỷ đồng. Một trong những đơn vị có nhiều phương pháp cụ thể, thiết thực trong công tác vận động người lao động học nghề là TTDN huyện.
Trung tâm đã xây dựng kế hoạch đẩy mạnh công tác chiêu sinh, tư vấn, thông tin các chế độ chính sách giúp người dân hiểu được quyền lợi của mình khi học nghề. Những tổ nhân dân có từ 20 -25 người được tổ chức tư vấn và thời gian tư vấn cũng được phân bổ hợp lý, buổi sáng từ 10g - 11g30, chiều 16g - 17g30 sau khi người dân đi làm về, không ảnh hưởng đến đời sống người dân.
Có thể nói, đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo quyết định 1956 là một chủ trương đúng đắn nhưng cần có một lộ trình lâu dài và thực hiện theo phương châm “ mưa dầm thấm lâu ” giúp người dân hiểu được giá trị của học nghề.
Do đó các ngành, các cấp cần đẩy mạnh hơn nữa công tác vận động, tuyên truyền và không phải làm ngày một ngày hai mà phải có sự đồng bộ, có quyết tâm góp phần phát triển kinh tế từng gia đình và xây dựng đề án nông thôn mới tại mỗi địa phương.
Hạ Chí