|
Ảnh minh họa |
EU và Mỹ là 2 thị trường tiêu thụ lớn nhất, chiếm tỷ trọng tương đương nhau 19% giá trị XK cá tra Việt Nam, giảm 3% so với tỷ trọng 22% của năm 2013. XK sang 2 thị trường này đều gặp khó khăn. XK sang EU giảm 10,7% do nhu cầu giảm, yêu cầu kiểm tra hóa chất kháng sinh ngày càng khắt khe, trong khi sản phẩm cạnh tranh là các loài cá thịt trắng khác như cá tuyết năm nay có nguồn cung dồi dào. XK sang Mỹ giảm 11,5% một phần do mức thuế CBPG POR9 quá cao.
Và mới đây, kết quả chính thức mà Bộ Thương mại Mỹ (DOC) mới công bố, thuế CBPG POR10 mà nước này áp với cá tra philê đông lạnh của VN đã tăng gần gấp đôi so với kết quả sơ bộ. Mức thuế gần 1 USD/kg cho 24 DN cá tra Việt Nam gây ảnh hưởng lớn đến XK cá tra sang thị trường này, vì giá bán cao thị trường khó có thể chấp nhận. Dự kiến với mức thuế này, chỉ còn 3 doanh nghiệp Việt Nam có thể XK vào Mỹ do họ là công ty mới bắt đầu XK hoặc công ty có mức thuế thấp gần bằng không (0%) nhưng không có tên trong danh sách bị đơn của POR10.
Ngay từ những ngày đầu năm 2015, mặt hàng cá tra là điểm sáng nhất. Dự báo trong năm 2015, với việc ký kết hàng loạt hiệp định thương mại, cơ hội để cá tra Việt Nam thâm nhập sâu rộng vào thị trường thế giới trở nên sáng sủa hơn… :
Đẩy mạnh xuất khẩu : Các đơn hàng xuất khẩu cá tra đang gia tăng đáng kể trong nữa đầu tháng 1/2015. Bất chấp việc đồng Euro, Yên Nhật, Rúp hay giá dầu giảm, cá tra Việt Nam với giá thành thấp, ổn định và chất lượng được nâng cao đáng kể vẫn thu hút sự chú ý của khách hàng. Việc đẩy mạnh xuất khẩu tác động đến nguyên liệu trong nước, hiện giá cá tra tăng lên 24.200-24.500 đồng/kg. Với tình hình sáng sủa như vậy, nhiều doanh nghiệp không ngần ngại dự báo năm 2015, ngành cá tra Việt Nam sẽ có bước đột biến trong xuất khẩu. Đây là năm thuận lợi nhất cho ngành cá tra để bán ra.
Để thoát khỏi tình trạng thiếu nguyên liệu cá tra trầm trọng như hiện nay, doanh nghiệp nên tự nuôi cá, tiến tới chủ động được khoảng 30% nguyên liệu. Đồng thời, trong bối cảnh chi phí đầu vào tăng mạnh, các doanh nghiệp cần đặc biệt quan tâm tới tiết kiệm, chống lãng phí trong quá trình sản xuất để hạ giá thành sản phẩm.
Xây dựng nguồn nguyên liệu ổn định đảm bảo yêu cầu xuất khẩu. Nâng cao tính cạnh tranh của cá tra xuất khẩu cả về số lượng lẫn chất lượng. Nâng cao công tác Marketing cá tra xuất khẩu . Có cách thức phân phối cá tra vào EU một cách hiệu quả nhất. Phát triển cá tra theo hướng phát triển tiềm năng, thế mạnh của điều kiện khí hậu tự nhiên, tận dụng cơ hội và hạn chế những rủi ro trong quá trình hội nhập kinh tế thế giới. Đặt biệt khi Việt Nam là thành viên của tổ chức thương mại WTO. Phát huy theo hướng tập trung vào phát triển sản xuất và xuất khẩu cá tra vào EU có chất lượng, đảm bảo yêu cầu an toàn vệ sinh thực phẩm và có thương hiệu uy tín, đảm bảo phát triển xuất khẩu cá tra hiệu quả, nâng cao thu nhập và đời sống cho lao động nghề cá.
Tập trung vào phát triển có chiều sâu từ khâu nuôi trồng, chế biến cho đến khâu xuất khẩu cá tra. Đồng thời gắn liền với công việc nghiên cứu, ứng dụng thành tựu khoa học công nghệ để sản xuất sản phẩm giá trị gia tăng . Nâng cao khả năng cạnh tranh làm tăng kim ngạch xuất khẩu thủy sản Việt Nam nói chung và xuất khẩu cá tra nói riêng
Bên cạnh việc phát triển trên phải đi đôi với bảo vệ môi trường, phát triển nuôi trồng, chế biến cá tra xuất khẩu có qui hoạch tổng thể để ngành nuôi trồng, chế biến cá tra phát triển bền vững. Nhà nước và hiệp hội đóng vai trò quan trọng trong việc điều tiết, quản lí nhằm ổn định lợi ích của các bên tham gia, hạn chế rủi ro cho nhà nuôi trồng và sản xuất. Bên cạnh đó, nhà nước đứng ra thương lượng với nước nhập khẩu EU để duy trì và mở rộng xuất khẩu cá tra.
Trước hết phải tổ chức điều tra rà soát qui hoạch đã có và hiện trạng nuôi cá hiện nay của địa phương, căn cứ vào tình hình môi trường, điều kiện về đất đai, diện tích mặt nước, điều kiện nuôi cá sạch, an toàn, qui chế quản lý vùng nuôi cá để tiến hành thực hiện qui hoạch. Trong quá trình phát triển vùng sản xuất tập trung, địa phương có thể chủ động điều chỉnh diện tích quy hoạch giữa các vùng nuôi trên địa bàn nhưng đảm bảo tổng diện tích vùng nuôi không vượt quá tổng diện tích quy hoạch chỉ tiêu về diện tích, sản lượng cá nuôi cần phải căn cứ vào các qui luật của kinh tế thị trường, nhất là qui luật cung cầu, qui luật giá trị để tính toán cân đối trong quá trình qui hoạch, nhằm tạo điều kiện cho qui hoạch có tính khả thi cao, không để xảy ra tình trạng qui hoạch treo, qui hoạch trên giấy, không khả thi, không đưa được vào cuộc sống.
Việc qui hoạch vùng nuôi phải gắn kết chặt chẻ giữa năng lực chế biến của doanh nghiệp và vùng nuôi Thống kê lại các nhà máy hiện có đang hoạt động chế biến cá xuất khẩu để từ đó rà soát lại qui hoạch xây dựng hệ thống nhà máy chế biến cá tra XK của từng địa phương. Trong đó chú ý điều kiện tiêu chuẩn để xây dựng một nhà máy chế biến cá tra xuất khẩu phải được qui định rõ ràng để các chủ đầu tư và các địa phương có cơ sở thực hiện. Điều kiện tiêu chuẩn do cục Nafiqad qui định và theo tiêu chuẩn HACCP để quy định hướng dẫn cho các nhà đầu tư nhằm đảm bảo chế biến các mặt hàng cá tra đạt tiêu chuẩn chất lượng xuất khẩu và bảo vệ môi trường sinh thái cho địa phương.
Cần xây dựng liên kết trong sản xuất cá tra Để xây dựng mô hình liên kết thành công cần sự hợp tác của hai chủ thể chính là doanh nghiệp và nông dân nuôi cá tra. Bên cạnh đó vai trò điều phối, chỉ đạo của nhà nước và hiệp hội Vasep cũng rất cần thiết. Tạo sức mạnh tập thể nhằm mở rộng qui mô tránh tình trạng phát triển tự phát, manh mún. Mang lại lợi ích hài hòa cho các chủ thể tham gia, nâng cao năng suất và hiệu quả trong sản xuất. Hạn chế dịch bệnh và tuân thủ các tiêu chuẩn về chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm cho cá tra nguyên liệu và cá tra thành phẩm xuất khẩu.
Bên cạnh đó, nhà nước cần cung cấp và phản hồi thông tin kịp thời cho các chủ thể tham gia về tình hình nguyên liệu, tình hình tiêu thụ cá tra, tình hình thị trường xuất khẩu. Đồng thời nâng cao công tác khuyến ngư và nâng cao kỹ thuật nuôi trồng cá tra sạch.
Cuối cùng, cần đảm bảo nguồn vốn cho nuôi trồng cá tra. Nguồn vốn này có thể có từ hai nguồn cung là ngân hàng và các doanh nghiệp chế biến cá tra.
Theo đó: Về phía nhà nước: Hoàn thành các thủ tục chứng nhận quyền sử dụng đất để tạo điều kiện thuận lợi cho việc vay vốn thế chấp của các ngân hàng. Triển khai triệt để các Chương trình, Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, các chủ trương của ngành trên địa bàn vùng để tạo điều kiện thuận lợi cho người tham gia nuôi cá tra tiếp cận với các nguồn vốn để đầu tư sản xuất. Về phía ngân hàng: với các hợp tác xã trong đó có sự liên kết nhiều hộ nông dân sản xuất sẽ được ưu tiên hỗ trợ các nguồn vốn vay tín chấp từ phía ngân hàng. Về phía doanh nghiệp: các doanh nghiệp chế biến cá tra xuất khẩu có thể cấp vốn cho các hợp tác xã nuôi cá tra bằng cách góp vốn nuôi cá tra, hoặc cung cấp thức ăn, thuốc chữa bệnh cho các hợp tác xã và sau đó là bằng các hợp đồng ràng buộc bao tiêu sản phẩm.
Thủy sản là ngành kinh tế mũi nhọn đã góp phần vào phát triển kinh tế của Việt Nam. Bên cạnh đó Cá tra(một trong những mặt hàng chủ lực) đã góp phần không nhỏ vào việc tăng giá trị kim ngạch xuất khẩu cho ngành thủy sản. Tuy nhiên trong giai đoạn hội nhập, toàn cầu hóa, ngành thủy sản Việt Nam nói chung và xuất khẩu cá tra nói riêng cần có các giải pháp đồng bộ là rất cần thiết. Thị trường EU là thị trường lớn nhưng là thị trường khó tính đòi hỏi gắt gao về chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm, thường xuyên đưa các rào cản kỹ thuật. Vì vậy, ngoài sự nỗ lực của doanh nghiệp cần có sự hỗ trợ rất nhiều của hiệp hội và nhà nước để ngành chế biến cá tra xuất khẩu phát triển bền vững.