Làng nghề chế biến long nhãn, hạt sen vẫn 'lên, xuống' theo thị trương Trung Quốc
17:33 - 16/01/2017
Xã Phương Chiểu, TP Hưng Yên có nghề truyền thống chế biến hoa quả các loại. Doanh thu từ ngành nghề này hàng năm chiếm hơn 40% tổng thu từ các ngành kinh tế trên địa bàn xã. Năm 2004 thôn Phương Trung thuộc xã đã được UBND tỉnh Hưng Yên cấp bằng công nhận là làng nghề truyền thống chế biến hoa quả.

Ông Nguyễn Văn Đạo, Phó Chủ tịch UBND xã cho biết: Địa phương luôn có hơn 400 lò sấy long nhãn sẵn sàng hoạt động vào mỗi thu hoạch quả, tổng công suất chế biến đạt gần 30 nghìn tấn nhãn quả tươi các loại, tinh chế được hơn 3 nghìn tấn cùi nhãn khô (long nhãn).

19-43-35_tch-cui-nhn-qu-truoc-khi-sy-che-bien-long-nhn
Tách cùi nhãn trước khi sấy chế biến long nhãn
 

Riêng nghề chế biến hạt sen, cả nước duy chỉ có Hưng Yên còn duy trì được nghề, do người dân ở đây đã sáng chế được máy chặt vỏ hạt sen, nâng năng suất lao động lên hàng trăm lần so với cách làm thủ công trước đây. Vì vậy, hầu hết lượng hạt sen thu hoạch trong cả nước đều dồn về đây chế biến thành hạt sen trần, rồi lại tỏa đi các đầu mối tiêu thụ trên toàn quốc hoặc xuất qua thị trường Trung Quốc.

Tuy nhiên để tạo được những hạt sen trần, trắng trong, bổ dưỡng đưa ra thị trường, thì những người làm nghề ở Phương Chiểu phải lao động rất cần mẫn tỉ mỉ. Ban đầu là chặt bỏ lớp vỏ khô cứng ngoài hạt, sau ngâm hạt trong nước ấm cho mềm rồi bóc bỏ vỏ lụa, tiếp tục đục rút tâm sen xanh, cuối cùng mới được hạt sen trần đem sấy khô trên lò lửa, để nguội, đóng gói cung ứng cho người tiêu dùng.

Toàn bộ quy trình chế biến từ nguyên liệu đầu vào đến đầu ra sản phẩm, thường do một số cơ sở thương lái trong xã đứng ra đầu tư máy móc, thuê mướn nhân công sản xuất.

19-43-35_phn-loi-ht-sen-su-che-bien-ti-co-so-tun-lon
Phân loại hạt sen sau chế biến

 

Thu nhập của người thợ chế biến hạt sen khá thấp (90 - 100 nghìn/ngày công lao động). Nhưng đổi lại là người thợ không phải đầu tư vốn và công cụ sản xuất. Không phải chịu áp lực kinh doanh và rủi ro thị trường. Có việc làm ổn định suốt năm. Công việc nhẹ nhàng. Kỹ thuật giản đơn. Nhà nông có thể nhận việc về nhà làm kết hợp với các việc đồng áng khác.

Đặc biệt, nghề chế biến hạt sen, long nhãn không sử dụng hóa chất chế biến, nên không gây ảnh hưởng sức khỏe người lao động và không xâm hại môi trường. Nên nghề chế biến hạt sen, long nhãn sẽ luôn phát triển bền vững.

Trò chuyện với chúng tôi, chủ cơ sở chế biến sen Tuấn - Loan (thôn Phương Trung) bộc bạch: Trung bình mỗi tháng gia đình sản xuất được hơn 5 tấn hạt sen trần, thu hút 15 lao động trực tiếp với mức lương trên 3 triệu đồng/người/tháng. Ngoài ra, còn có hàng trăm lao động đến nhận khoán nguyên liệu về chế biến thủ công tại nhà, thu nhập cũng đạt hơn 2 triệu đồng/tháng.

Qua tìm hiểu chúng tôi được biết, nghề chế biến hoa quả ở Phương Chiểu đã góp phần quan trọng đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn, giúp địa phương sớm hoàn thành mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới. Một số tiêu chí NTM đạt được rất ấn tượng như: Thu nhập bình quân đầu người/năm đạt 45 triệu đồng. Tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 1,2%. Tỷ lệ lao động trong độ tuổi có việc làm lầ 97%...

19-43-35_cht-bo-vo-ht-sen-kho-theo-loi-thu-cong
Ảnh: Nguyễn Hải Tiến

 

Tuy nhiên nghề chế biến hoa quả ở Phương Chiểu nhìn chung vẫn mạnh ai lấy làm. Thiếu sự hợp tác gắn giữa các chủ hộ kinh doanh. Chưa có chiến lược kinh doanh lâu dài, nhất là với các sản phẩm chế biến mang tính thời vụ như, long nhãn, vải thiều, táo sấy… Các mặt hàng này phần lớn xuất sang Trung Quốc theo con đường tiểu ngạch, độ rủi ro cao, thường bị ép giá. Đầu vụ chế biến thương lái Trung Quốc thường mua với giá rất cao, không phân loại. Nhưng khi số lượng sản phẩm làm ra nhiều, thì các đầu mối mua gom bên kia biên giới mới phân loại, ép giá… Dẫn đến, đôi khi giá bán chỉ bằng giá thành, thậm chí dưới giá thành... gây thua lỗ cho người sản xuất.

Đây là bài học đắt giá, đã đến lúc các chủ nghề chế biến hoa quả xã Phương Chiểu nói riêng, các địa phương trong cả nước nói chung, cần hợp tác liên kết chặt chẽ, đầu tư chế biến theo chiều sâu, nâng cao chất lượng sản phẩm. Mở rộng thị trường xuất khẩu ra nhiều quốc gia, tránh phụ thuộc thị trường Trung Quốc, giảm thất thiệt.

19-43-35_ket-hop-lm-nghe-voi-trong-qun-ly-con-em
Ảnh: Nguyễn Hải Tiến

NGUYỄN HẢI TIẾN
Nguồn: NNVN
Thêm bình luận :
Họ và tên
Email

Bài đọc nhiều nhất

ĐBSCL: Mua tạm trữ 760.000 tấn gạo