Kỹ thuật nuôi tôm hùm bông trong bể
16:01 - 12/01/2016
Nuôi tôm hùm bông trong bể là mô hình nuôi tiên tiến, năng suất có thể đạt 5 kg/m2, tỷ lệ sống trên 80% và có thể kiểm soát được các bệnh nguy hiểm gây chết hàng loạt, như bệnh sữa, đỏ thân, hoại tử.

Chọn địa điểm nuôi Địa điểm nuôi đảm bảo chủ động được nguồn nước biển để nuôi nuôi tôm hùm bông phải có độ mặn ổn định quanh năm 30 - 35‰, nước không bị nhiễm bẩn chất thải công nghiệp, thuốc trừ sâu hay hoá chất độc hại khác, các chỉ tiêu thuỷ hóa phù hợp điều kiện sống của tôm hùm bông (độ cứng < 5, pH 7 - 8; NH3- < 0,01 mg/lít; NO2- < 0,05 mg/lít; Fe2+ khoảng 0,1 mg/lít; nhiệt độ < 31 độ C). ky thuat nuoi tom hum bong trong be hinh anh 1 Nuôi tôm hùm mang lại hiệu quả kinh tế cao (ảnh minh họa). Ảnh: I.T Xây trại nuôi tôm hùm nơi có cấu tạo địa chất ổn định, không bị lún, sạt lở, địa hình bằng phẳng để thuận tiện khi cấp và tiêu nước, bơm nước biển dễ dàng. Thiết kế, vận hành hệ thống Bể nuôi tôm hùm có diện tích đáy 100m2. Bể nuôi có dạng hình tròn đường kính 5,7m, sâu 1,6m hoặc dạng hình vuông có mỗi cạnh 10m; mặt đáy nghiêng 5% về phía lỗ thoát nước, ống thoát nước có kích thước 114mm nằm giữa bể. Trong hệ thống nuôi tôm hùm thiết kế bể lọc sinh học tuần hoàn và bể ly t

Chọn địa điểm nuôi

Địa điểm nuôi đảm bảo chủ động được nguồn nước biển để nuôi nuôi tôm hùm bông phải có độ mặn ổn định quanh năm 30 - 35‰, nước không bị nhiễm bẩn chất thải công nghiệp, thuốc trừ sâu hay hoá chất độc hại khác, các chỉ tiêu thuỷ hóa phù hợp điều kiện sống của tôm hùm bông (độ cứng < 5, pH 7 - 8; NH3-  < 0,01 mg/lít; NO2-  < 0,05 mg/lít; Fe2+ khoảng 0,1 mg/lít; nhiệt độ < 31 độ C).

Xây trại nuôi tôm hùm nơi có cấu tạo địa chất ổn định, không bị lún, sạt lở, địa hình bằng phẳng để thuận tiện khi cấp và tiêu nước, bơm nước biển dễ dàng.

Thiết kế, vận hành hệ thống

Bể nuôi tôm hùm có diện tích đáy 100m2. Bể nuôi có dạng hình tròn đường kính 5,7m, sâu 1,6m hoặc dạng hình vuông có mỗi cạnh 10m; mặt đáy nghiêng 5% về phía lỗ thoát nước, ống thoát nước có kích thước 114mm nằm giữa bể.

Trong hệ thống nuôi tôm hùm thiết kế bể lọc sinh học tuần hoàn và bể ly tâm. Bể lọc sinh học tuần hoàn có 4 ngăn dạng hình chữ nhật, kích thước ngăn thứ nhất: 1,5m x 5m x 1,6 m; 3 ngăn còn lại có kích thước 1,5m x 5m x 0,8m. Bể ly tâm có đường kính 2m; cao 1,6m.

Bể chứa nước đã lọc qua hệ thống lọc sinh học tuần hoàn có thể tích từ 4 -30m3.

Bơm trực tiếp nước biển có độ mặn 30 - 35‰ vào bể chứa nước ngoài trời. Xử lý diệt khuẩn mầm bệnh có thể có trong nước biển bằng Chlorine, nồng độ 30 - 40 ppm. Sục khí mạnh liên tục 48 - 72 giờ. Tắt sục khí và kiểm tra nồng độ Cl-  dư thừa, dùng thiosunphat để trung hoà Cl -  trong trường hợp dư Cl-.

Bơm nước đã xử lý vào hệ thống bể nuôi tôm hùm (bể nuôi, bể chứa và bể lọc sinh học) ở trong nhà, mức nước cấp 1,4m.

Vận hành 2 máy bơm nước được lắp đặt ở bể chứa nước đã qua bể lọc tuần hoàn. Do chênh lệch thế năng, nước tự chảy từ bể nuôi tôm hùm về bể ly tâm để tham gia chu kỳ tuần hoàn nước.

Nguồn: danviet
Thêm bình luận :
Họ và tên
Email

Bài đọc nhiều nhất

ĐBSCL: Mua tạm trữ 760.000 tấn gạo