Phân Đa yếu tố NPK Văn Điển mang lại cho cây na các yếu tố đa, trung, vi lượng thiết yếu, bảo đảm khả năng chống bệnh, năng suất, quả na có mẫu mã đẹp hơn, hấp dẫn, cho hiệu quả kinh tế cao.
Trong những năm gần đây, sản phẩm na dai trở thành thương hiệu nổi tiếng, là cây xóa đói giảm nghèo, làm giàu của nhiều vùng miền núi phía Bắc như Chi Lăng, Hữu Lũng… (Lạng Sơn), Đông Triều (Quảng Ninh) với diện tích hàng ngàn ha, na tại các địa phương này có hương vị thơm ngon, ít hạt, thịt chắc, ngọt đậm, hấp dẫn.
Trung bình mỗi hécta thu 5 tấn quả, thu nhập đạt 50 triệu đồng/năm. Tuy nhiên sau nhiều năm, do kỹ thuật chăm sóc chưa bảo đảm, nhiều vườn na bị suy thoái, quả nhỏ dần, hạt to nhiều, ít thịt, sâu bệnh phát triển. Để cải thiện tình hình trên, với sự hướng dẫn của khuyến nông địa phương, nhiều nhà vườn đã tích lũy nhiều kinh nghiệm trồng và thâm canh na, năng suất, sản lượng tăng lên 10 – 20 tấn/ha, giá trị thu nhập đạt 150 – 200 triệu đồng/ha. Quả na có mẫu mã đẹp hơn, hấp dẫn, bán được giá. Một trong các kỹ thuật cơ bản là cải thiện chế độ dinh dưỡng – phân bón cho cây.
Na ít kén đất, có thể trồng cả trên đất cát sỏi, đất thịt nặng, nhưng đất pha vỏ sò, hến, đất dốc tụ chân núi đá vôi, đất phù sa ven sông suối thoát nước, nhiều mùn là thích hợp nhất, độ pH yêu cầu trung tính đến hơi kiềm 5,5 – 7,5.
Để cây na cho sản phẩm bán giá cao trên thị trường, đòi hỏi phải cung câp cho cây các yếu tố dinh dưỡng cân đối gồm 3 nhóm:
1) Nhóm đa lượng: Bao gồm đạm (N), lân (P2O5), kali (K2O), là các yếu tố dinh dưỡng quan trọng nhất, nhưng ít dự trữ trong đất, thường thiếu hụt do rễ cây hàng năm hút đi, làm cho năng suất na bị giảm, vì vậy thường xuyên phải bón đủ, cân đối các yếu tố này:
2) Nhóm trung lượng: Bao gồm canxi (Ca), lưu huỳnh (S), silic (Si), magie (Mg).
3) Nhóm vi lượng: Bao gồm các vi chất, tuy cây sử dụng ít nhưng đóng vai trò rất quan trọng bảo đảm khả năng chống bệnh, năng suất, hương vị của quả na.
Như vậy, nếu chỉ bón phân NPK là chưa đủ, phân Lân nung chảy, phân đa yếu tố NPK Văn Điển mang lại cho cây na các yếu tố đa, trung, vi lượng thiết yếu. Bà con làm vườn tại Đông Triều, Lục Nam, Lục Ngạn đã sử dụng phân bón ĐYT NPK Văn Điển cho cây na, cây vải, cây nhãn chín muộn; cho hiệu quả kinh tế cao.
Cách bón phân ĐYT NPK Văn Điển cho na thời kỳ kinh doanh:
Công thức bón theo tuổi cây (kg/cây/năm) (Bảng):
Cách bón thúc:
- Tạo rãnh: Cuốc rãnh xung quanh mép tán, độ sâu 10cm, nếu phân đơn cần trộn đều, bón ngay, rắc phân xong lấp đất, tủ rác phủ quanh tán giữ ẩm cho đất, tạo điều kiện cho rễ phát triển.
- Các đợt bón:
+ Bón đợt I (sau khi thu hái quả): Tháng 9 – 11: 100% phân chuồng + 100% lân + 30% kali (30% NPK đa yếu tố).
+ Bón đợt II (đón lộc): Tháng 2 – 3: 50% đạm urê + 30% kali (30% NPK).
+ Bón đợt III (nuôi cành, quả): Tháng 6-7: 50% đạm urê + 40% kali (40% NPK).