Mẹo bón phân để lúa tăng thêm 1 tấn/ha
14:10 - 15/07/2015
Muốn có bội thu năng suất thêm 1 tấn/ha (đối với giống lúa lai và giống có năng suất cao), ngoài phân đạm cần phải bón thêm 20kg P2O5 và 30 K2O kg/ha.

Cây lúa không kén đất. Ở nước ta lúa có thể được trồng và cho năng suất trên hầu hết các loại đất: Đất phù sa của các hệ thống sông, đất phèn, đất mặn, đất bạc màu. Tuy vậy năng suất lúa cũng rất khác nhau do phụ thuộc vào các yếu tố hạn chế của đất.

Mùa vàng trên cánh đồng xã Ngọc Mỹ, huyện Quốc Oai, Hà Nội. Ảnh: I.T

Ở nước ta có 2 vùng khí hậu chính: Từ đèo Hải Vân trở ra phía Bắc có khí hậu cận nhiệt đới, mùa đông lạnh và mùa hè nóng ẩm, mưa nhiều nên có hai vụ lúa chính: Vụ đông xuân và vụ mùa, để đạt năng suất cao phải chọn lịch gieo trồng thích hợp. Vụ mùa cũng được chia 3 vụ: Mùa sớm (gieo từ 5 -10.6, cấy cuối tháng 6 đầu tháng 7, thu hoạch từ 5-15.9), mùa trung (gieo từ 15 -25.6, cấy từ 5 -15.7, thu hoạch cuối tháng 10) và mùa muộn (gieo cuối tháng 6, đầu tháng 7, thu hoạch tháng 11) với các giống lúa có thời gian sinh trưởng khác nhau nhưng được chia 2 nhóm giống, đó là- lúa lai và lúa thuần.
 

Phía Nam đèo Hải Vân khí hậu nhiệt đới điển hình có thể gieo trồng lúa ở bất cứ thời điểm nào, tuy vậy vẫn có 3 vụ lúa chính- đông xuân, hè thu và thu đông. Đối với vụ thu đông do phụ thuộc thời gian của vụ đông xuân và hè thu nên được chia 3 vụ- thu đông sớm (gieo 26.7 thu hoạch 25.10), thu đông chính vụ (gieo 10.8 thu hoạch 9.11) và thu đông muộn (gieo 26.8 thu hoạch 25.11).
 

Lượng phân bón cho lúa

Tính toán lượng phân bón để đạt năng suất cao dự kiến được dựa trên lượng chất dinh dưỡng cần thiết để đạt năng suất dự kiến trong mối quan hệ lượng chất dinh dưỡng để tạo năng suất tối đa, lượng dinh dưỡng cung cấp từ đất và hệ số sử dụng chất dinh dưỡng. Dự kiến năng suất 7 tấn/ha cần bón 118kg N, 57kg P2O5 và 48kg K2O/ha. Còn với mức 5 tấn/ha chỉ cần 71kg N, 35kg P2O5 và 30kg K2O.
 

Lượng bón thực tế có thể dao động 10 - 20% tổng số đạm bón và ngày bón phụ thuộc trạng thái đạm của cây ở từng giai đoạn phát triển.

Muốn có bội thu năng suất thêm 1 tấn/ha (đối với giống lúa lai và giống có năng suất cao), ngoài phân đạm cần phải bón thêm 20kg P2O5 và 30 K2O kg/ha. Còn đối với vụ mùa lượng phân bón giảm 10% so với lúa xuân.
 

Ưu điểm của phân NPK-S Lâm Thao bón cho lúa mùa

Hiện nay, hàng loạt các sản phẩm phân bón hỗn hợp NPK và phân chuyên dùng được nghiên cứu một cách bài bản, có tỷ lệ NPK phù hợp cho mỗi loại cây trồng, cho từng giai đoạn sinh trưởng khác nhau một cách hợp lý, đáp ứng yêu cầu bón phân cân đối cho các cây trồng chính hiện nay. Sử dụng phân hỗn hợp NPK Lâm Thao ngoài thành phần đạm, lân, kali còn bổ sung đầy đủ các nguyên tố dinh dưỡng trung, vi lượng, chất cải tạo đất. Đối với thành phần lân trong phân bón NPK-S Lâm Thao có loại tan ngay được trong nước cung cấp lân cho cây ở giai đoạn đầu, có loại lân chậm tan cung cấp lân ở giai đoạn sau. Đây là một trong các giải pháp ưu việt của phân bón Công ty CP Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao nhằm mục đích nâng cao hiệu suất sử dụng phân bón cho lúa mùa nói riêng, cũng như các loại cây trồng nói chung.
 

Liều lượng và phương pháp bón phân NPK-S Lâm Thao cho lúa mùa

(Tính cho 1 sào Bắc Bộ: 360 m2).

Việc tính liều lượng và phương pháp bón phân NPK-S Lâm Thao dựa trên các cơ sở khoa học sau đây:

- Dựa trên cơ sở tổng hợp các kết quả nghiên cứu đã đạt được theo phương pháp quản lý dinh dưỡng lúa theo vùng (SSNM), tức là:
 

Cách bón phân cân đối theo nhu cầu của cây lúa theo từng giai đoạn phát triển ở từng xứ đồng cụ thể, ở từng mùa vụ nhất định; cân đối có nghĩa là- đủ về lượng, cân đối về tỷ lệ; bón đúng lúc, đúng liều lượng, đúng tỷ lệ và phương pháp thích hợp; đáp ứng nhu cầu thiếu hụt giữa nhu cầu thiếu của các giống lúa về dinh dưỡng với khả năng cung cấp dinh dưỡng từ đất và từ phân hữu cơ để từ đó liều lượng và phương pháp bón phân NPK-S Lâm Thao được được tính cho 2 nhóm đất lúa, đó là- đất phèn và đất lầy thụt ở các tỉnh phía Bắc; các loại đất lúa còn lại.
 

- Dựa vào điều kiện khí tượng, thủy văn và khả năng chăn nuôi của các hộ nông dân trong vụ lúa mùa như: Nếu nước lớn, to cao ở vụ mùa không bón lót đạm và do có tập quán bón lót lượng phân chuồng lớn (6-8 tấn/ha) chất lượng phân chuồng tốt nên cũng không nên bón lót đạm.

- Lượng lân và kali bón cho lúa dựa trên các thí nghiệm đồng ruộng trên các loại đất trồng lúa khác nhau để xác định mức bội thu trên các ô bón thiếu hụt lân và kali so với công thức bón đầy đủ và mức bón được tính dựa vào năng suất dự kiến.

- Đối với các giống lúa lai hoặc các giống lúa thuần có tiềm năng năng suất cao thì bón phân theo bảng bên dưới.
 

Như vậy liều lượng và phương pháp bón phân như trên trong vụ mùa sẽ giúp nông dân khai thác được khả năng cung cấp dinh dưỡng của các vùng đất rất khác nhau để tăng hiệu quả kinh tế của việc bón phân, tăng năng suất và phẩm chất lúa gạo, duy trì độ phì nhiêu đất và ngăn ngừa ô nhiễm môi trường. Đây là mong muốn, cũng như trách nhiệm của Công ty CP Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao đối với ngành trồng lúa nước ta. 


TS. Bùi Huy Hiền/ Theo Danviet.vn
Thêm bình luận :
Họ và tên
Email

Bài đọc nhiều nhất

ĐBSCL: Mua tạm trữ 760.000 tấn gạo