An Giang liên kết sản xuất giúp nâng giá trị lúa nếp đặc sản
14:40 - 25/04/2015
Tỉnh An Giang đã thực hiện dự án chuỗi liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm lúa nếp đặc sản, với quy mô giai đoạn 1 là 500 ha và nâng lên 1.200 ha lúa nếp đặc sản vào giai đoạn 2, với mục đích nâng cao giá trị sản phẩm lúa nếp đặc sản, tạo điều kiện cho nông dân trồng lúa nếp tăng thêm thu nhập, lợi nhuận.

Ảnh minh họa
Dự án chuỗi liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm lúa nếp đặc sản do Công ty TNHH thương mại đầu tư Tín Thương thực hiện. Công ty Tín Thương tổ chức đầu tư liên kết thông qua Hợp tác xã Phú Thành và Phú Thượng, huyện Phú Tân, Tỉnh An Giang. Công ty Tín Thương thực hiện đã triển khai trên diện tích 495 ha, với hình thức ứng trước 5 triệu đồng/ha, thông qua HTX Phú Thành và Phú Thượng để nông dân mua giống lúa nếp, vật tư nông nghiệp, vào thời điểm 5 ngày trước thu hoạch, Công ty sẽ thống nhất giá cả thu mua sản phẩm với HTX và người nông dân hợp đồng trồng lúa nếp.

Đồng thời Công ty Tín Thương cũng tiến hành thực hiện thí điểm ứng dụng khoa học kỹ thuật trên quy mô diện tích 5 ha. Công ty kết hợp với các chuyên gia nông nghiệp để xây dựng các mô hình thí điểm ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, sử dụng thuốc sinh học trong sản xuất và thực hiện việc cung ứng toàn bộ đầu vào cho nông dân như phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, riêng bà con nông dân chỉ tập trung gieo trồng. Trong trường hợp khi thu hoạch, nếu sản lượng gieo trồng thí điểm thấp hơn so mùa vụ trước, thì Công ty sẽ trả đúng bằng sản lượng mùa trước và giá tính theo giá thị trường hiện tại.

Đến nay, Công ty đã hoàn thành triển khai thí điểm thực hiện trồng 5 ha lúa nếp với nông dân theo phương pháp ứng dụng kỹ thuật sinh học và mời các chuyên gia hướng dẫn kỹ thuật cho nông dân. Vùng nguyên liệu trồng 495 ha lúa nếp theo hình thực liên kết, đã thu hoạch được 266 ha lúa nếp ở HTX Phú Thượng và đang chuẩn bị các mặt để tiến hành thu mua sản phẩm lúa nếp trên diện tích 299 ha ở HTX xã Phú Thành.

Theo bà Mai Thị Ánh Tuyết, Giám đốc Sở Công Thương An Giang, mô hình chuỗi liên kết sản xuất và tiêu thụ lúa nếp đặc sản đã thực hiện mối liên kết xuất phát từ thực tiễn đặt ra và đã phát huy tốt vai trò của HTX, củng cố mối liên kết giữa nông dân - HTX và HTX với doanh nghiệp, đồng thời đưa việc ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất.

Tuy nhiên đây là mô hình liên kết theo chuỗi giá trị, mới vận hành đối với các hộ nông dân, nên bước đầu còn vướng phải vài khó khăn như chung về phương thức giá bán – giá mua. Công ty đầu tư thực hiện chuỗi liên kết trong khi thương lái bên ngoài thường xuyên liên hệ với nông dân để tranh mua lúa nếp vào thời điểm thu hoạch, gây trở ngại cho việc thống nhất giá cả thu mua của Công ty đã bỏ vốn đầu tư. Mặt khác do nhận thức của người nông dân tham gia dự án chưa cao, nên thiếu nhất quán trong quá trình tham gia dự án./.

Nguồn: Theo TTXVN
Thêm bình luận :
Họ và tên
Email

Bài đọc nhiều nhất

ĐBSCL: Mua tạm trữ 760.000 tấn gạo