|
Mô hình trồng hoa ly trong nhà kính mang lại thu nhập khá cho các hộ trồng |
Với 1000m
2 ông Lê Văn Thắng ở thôn Tân Tiến, xã Quảng Thành, thị xã Gia Nghĩa, Đăk Nông dành 300m
2 để làm mô hình trồng hoa lily với 3 giống hoa ly là Sorbonne, biaritz, Bernini. Lần đầu tiên trồng hoa lily nên ông gặp rất nhiều khó khăn về kỹ thuật, nhưng nhờ sự hướng dẫn nhiệt tình của cán bộ khuyến nông nên kết quả mô hình của ông rất thành công, hoa lily nở rất to, đều và đẹp.
Thấy có hiệu quả, vụ thứ hai ông quyết định trồng 300 chậu hoa lily và 200 chậu hoa cúc trong nhà kính. Nhờ có kinh nghiệm từ vụ trước cũng như kinh nghiệm căn hoa cho nở đúng dịp Tết nên hoa của ông được thị trường ưa thích và bán được giá cao không thua kém gì hoa của Đà Lạt.
Theo tính toán của ông Thắng, trung bình mỗi tháng ông bán khoảng 7.000 bông cúc, với giá bán 2.000 đồng/bông, mỗi tháng ông thu được 14.000.000 đồng. Sau 1 năm ông đã thu được 112 triệu đồng. Thời gian còn lại, từ tháng 9 đến tháng 12 ông dành toàn bộ diện tích nhà kính để trồng hoa bán vào dịp tết nguyên đán, ông chọn 3 loại hoa chính là hoa lily, hoa lay ơn và hoa cúc trồng trong chậu.
Hoa lily của gia đình ông đều có tỷ lệ sống 100%, hoa nở đều, cho màu sắc đẹp nên bán được giá 170.000 đồng/chậu, như vậy 300 chậu hoa lily đã cho thu nhập 51 triệu đồng. Trong 200 chậu hoa cúc, ông trồng 2 giống chính là Phan Vàng và Pha lê Vàng, với giá bán trung bình là 2 trăm nghìn đồng/chậu, tổng thu từ trồng hoa cúc là 40 triệu đồng.
Ngoài ra, tiền bán hoa lay ơn và hoa cúc cắt cành cũng thu được trên 10 triệu đồng. Như vậy, mỗi năm gia đình ông đã thu được khoảng 213 triệu đồng từ trồng hoa. Sau khi trừ mọi chi phí ông thu lãi 143 triệu đồng/năm/1000m
2 nhà kính.
Được triển khai từ năm 2009, với tổng kinh phí gần 1,7 tỷ đồng (790 triệu từ Ngân sách sự nghiệp khoa học Trung ương, hơn 700 triệu từ kinh phí đầu tư phát triển khoa học công nghệ tỉnh Gia Lai, phần còn lại do nhân dân đóng góp), đến nay, sau hơn 3 năm thực hiện, mô hình trồng hoa trong nhà lồng ở thị xã An Khê đã mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân nơi đây. Nhiều hộ đã thoát nghèo, vươn lên làm giàu từ những mô hình mới mẻ này.
Điển hình như: Hộ gia đình ông Phan Chứ, tổ 5, phường An Tân, thị xã An Khê được hỗ trợ gần 130 triệu đồng để xây dựng 1 sào hoa trồng trong nhà kính, trong đó, nhiều nhất là hoa cúc với 4.000 hoa cấy mô, 3.600 cây cẩm chướng, 2.400 cây hoa hồng ghép và hơn 1.300 cây hoa đồng tiền. Đến nay, ông thu nhập từ 80 – 100 triệu đồng mỗi năm.
Ông cho biết: Lúc mới bắt tay vào trông hoa, kinh nghiệm còn ít nên việc kiếm lời từ hoa có thể nói là cực kỳ khó khăn. Từ khi có dự án hỗ trợ về kỹ thuật trồng, chăm sóc và giống hoa đã mang lại hiệu quả thiết thực.
Gia đình ông Thành, phường Ngô Mây, thị xã An Khê cũng khá lên từ việc chuyển đổi diện tích trồng cây lương thực sang trồng hoa, ông có thu nhập từ 50 - 60 triệu đồng/ năm.
Ông Thành cho biết: Khi dự án hỗ trợ được tập huấn, kỹ thuật nên việc trồng hoa đã trở nên đơn giản. So với các loại cây lương thực khác thì việc trồng hoa áp dụng theo phương pháp nhà kính cho hiệu quả kinh tế cao và ổn định hơn nhiều. Có thể trồng quanh năm với nhiều loại hoa khác nhau, đáp ứng nhu cầu thị trường theo thời điểm.
Thấy được hiệu quả từ mô hình, nhiều hộ dân trên địa bàn đã đầu tư xây dựng nhà kính trồng hoa cấy mô với qui mô vài trăm m2/hộ, nâng tổng số diện tích trồng hoa trên địa bàn lên 16 ha, tập trung chủ yếu ở các phường An Bình, An Tân, An Phú, Tây Sơn với các loại hoa phổ biến như: Hoa hồng, cúc, cẩm chướng, đồng tiền, ly ly…
Điều đáng chú ý là các hộ trồng hoa tự phát này cũng học hỏi và áp dụng kỹ thuật từ các hộ trồng trước nên hầu như cũng không gặp khó khăn trong việc chăm sóc và tỷ lệ cây sống rất cao. Đây là mô hình mang lại hiệu quả kinh tế cao, giúp người nông dân thoát nghèo, vươn lên làm giàu bền vững.