Phú Thọ: Gắn phát triển kinh tế xã hội với phong trào phòng, chống tội phạm
18:01 - 28/09/2017
(TNNN) - Thời gian qua, các cấp Hội ND trong tỉnh luôn quan tâm và tập trung cho nhiệm vụ chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nông dân; góp phần thực hiện có hiệu quả mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng. Trong quá trình chỉ đạo thực hiện hoạt động tuyên truyền, vận động nông dân tham gia phòng, chống tội phạm gắn với phát triển kinh tế xã hội, Hội ND tỉnh đã chủ động xây dựng và ký kết chương trình phối hợp với ngành Công an, cùng các cấp, các ngành triển khai và đạt được một số kết quả quan trọng.
Vận động hội viên, nông dân tích cực làm kinh tế gắn với tham gia phong trào toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc, phòng chống tội phạm và các tệ nạn xã hội


 
Theo đó, bám sát các nội dung chương trình phối hợp giữa TƯ Hội NDVN và Bộ Công an, Hội ND và Công an tỉnh chủ động phối hợp ký kết và thực hiện tốt kế hoạch liên ngành. Tỉnh Hội đã chức Hội nghị để triển khai chương trình phối hợp đến tất cả các Hội ND huyện, thành, thị trên địa bàn. Đồng thời, chỉ đạo Hội ND các cấp tổ chức ký kết chương trình phối hợp với lực lượng Công an cùng cấp, gắn với công tác xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc ở cơ sở.

 
Hàng năm, Hội ND tỉnh đều giao chỉ tiêu thi đua cho Hội ND các huyện, thành, thị đăng ký nội dung thi đua mỗi gia đình hội viên, nông dân không có người mắc các tệ nạn xã hội. Hội ND tỉnh đã làm tốt công tác phối hợp tuyên truyền, vận động nông dân tham gia phong trào phòng, chống tội phạm gắn với phát triển kinh tế, xã hội. Đây cũng là một trong những chỉ tiêu quan trọng để tiến hành đánh giá, bình xét, xếp loại thi đua hàng năm của các cấp Hội.

 
Bên cạnh đó, Hội ND tỉnh phối hợp chặt chẽ với các ban, ngành, đoàn thể nhằm đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động nông dân thực hiện các Chỉ thị, nghị quyết của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về công tác đảm bảo an ninh trật tự; nhất là các quy định về quyền lợi và nghĩa vụ của công dân trong việc tham gia bảo vệ an ninh trật tự. Vận động hội viên, nông dân tích cực tham gia phong trào toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc, phòng chống tội phạm và các tệ nạn xã hội; tích cực tham gia các hoạt động tự quản về an ninh trật tự ở khu dân cư, thực hiện tốt công tác phòng cháy chữa cháy; giáo dục con em, người thân không mắc các tệ nạn xã hội, không vi phạm pháp luật, chấp hành tốt luật lệ giao thông…

 
Thông qua các buổi tuyên truyền còn kịp thời cảnh báo cho nhân dân về những phương thức, thủ đoạn hoạt động mới của bọn tội phạm; tính chất nguy hiểm của các loại tội phạm, nhất là những tội phạm đang nổi lên ở một số địa bàn như trộm cắp, cướp giật tài sản, tội phạm lừa đảo, buôn bán phụ nữ qua biên giới, ma túy, mại dâm... để cán bộ, đảng viên và nhân dân được biết. Qua đó, mỗi người cần tự nâng cao tinh thần cảnh giác, chủ động phòng ngừa tội phạm với khẩu hiệu ngắn gọn, thiết thực “Tự quản, tự phòng, tự bảo vệ, tự hòa giải”.

 
Kết quả, các cấp Hội đã phối hợp xây dựng được 536 tin, bài phóng sự phát trên sóng Đài phát thanh- truyền hình tỉnh; 143 tin, bài, phóng sự được đăng tải trên báo tỉnh; 610 tin, bài phóng sự đăng tải, phát sóng trên các báo, các kênh phát thanh- truyền hình của Trung ương phản ánh gương người tốt, việc tốt trong phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc, tuyên truyền, giáo dục pháp luật và công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm ở địa phương. Ngoài ra, các cấp Hội còn tổ chức 8.595 lần phát sóng trên hệ thống đài truyền thanh ở cơ sở, đảm bảo mỗi người dân đều được biết thông tin chính xác, cụ thể.
 

Trong 5 năm, các cấp Hội ND trong toàn tỉnh đã phối hợp tổ chức được 225 lớp tuyên truyền công tác phòng, chống tội phạm, ma túy với trên 10.000 lượt cán bộ, hội viên, nông dân tham gia. Hội ND cũng chủ động phối hợp với Công an tỉnh tổ chức 25 lớp tập huấn tuyên truyền phòng chống tội phạm cho cán bộ, hội viên, nông dân, với 1.500 lượt cán bộ, hội viên, nông dân tham dự; xuất bản trên 65.000 cuốn Thông tin công tác Hội để đăng tải những hoạt động trong công tác Hội, kiến thức khoa học kỹ thuật, nêu gương người tốt, việc tốt; hướng dẫn về kiến thức pháp luật, những kinh nghiệm và điển hình về phòng, chống tội phạm, ma túy, mại dâm, buôn bán người…

 
Tiến hành kẻ vẽ 9.363 pa nô, áp phích, băng rôn, khẩu hiệu để tuyên truyền, giáo dục, pháp luật; nhất là dịp hưởng ứng Tháng hành động phòng chống ma túy (tháng 6) và Ngày toàn dân phòng, chống ma tuý (26/6); in và cấp phát 42.665 tờ rơi cùng hàng trăm băng rôn, khẩu hiệu tuyên truyền về phòng, chống ma túy. Qua đó, đã góp phần nâng cao nhận thức của cán bộ, hội viên, nông dân, tự giác chấp hành các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, thực hiện tốt nghĩa vụ công dân trong công tác đảm bảo an ninh trật tự.

 
Hội ND tỉnh phối hợp với ngành Công an thực hiện có hiệu quả chương trình phối hợp, kế hoạch liên ngành để thực hiện các phong trào như: “Toàn dân tham gia thực hiện chương trình quốc gia phòng chống tội phạm”; “Đẩy mạnh phong trào toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc trong thời kỳ mới”. Trong đó, tập trung xây dựng, củng cố phong trào toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc ở địa phương, nhất là tại các địa bàn vốn là trọng điểm, phức tạp về tình hình an ninh trật tự, địa bàn vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng đồng bào có đạo.

 
Hội ND và Công an các cấp phối hợp với Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật. Tổ chức “Ngày hội toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc, phòng ngừa, phát hiện, tố giác tội phạm, cảm hóa, giáo dục, cải tạo người phạm tội tại gia đình, phối hợp giúp đỡ các đối tượng tù tha tái hòa nhập cộng đồng”. Tích cực hướng dẫn, kiểm tra các xã, phường, thị trấn xây dựng và thực hiện tốt kế hoạch đảm bảo an ninh trật tự ở khu dân cư, thu thập thông tin tài liệu liên quan đến an ninh, trật tự.

 
Qua tố giác của nhân dân, đã giúp cho lực lượng công an phát hiện, xử lý được 16 vụ mua bán người, với 20 phụ nữ và trẻ em là nạn nhân, bắt giữ 24 đối tượng. Ngoài ra, kịp thời phát hiện và xử lý 425 vụ cố ý gây thương tích, 5 vụ lưu hành tiền giả, 88 vụ án ma túy, 258 vụ vi phạm hành chính, lập 354 hồ sơ quản lý cai nghiện tại gia đình và cộng đồng dân cư, lập 385 hồ sơ đưa người nghiện vào cai nghiện ma túy bắt buộc tại Trung tâm Giáo dục lao động xã hội tỉnh…

 
Hội ND đã phối hợp với các ngành và chính quyền địa phương làm tốt công tác quản lý, giáo dục đối tượng ngay tại địa bàn dân cư; vận động đối tượng bị truy nã ra đầu thú, đối tượng phạm tội ra tự thú; kiểm diện và giáo dục cảm hoá 5.033 lượt đối tượng và đưa ra kiểm điểm trước dân 514 lượt đối tượng.

 
Hội ND và Công an các cấp đã chủ động phối hợp với Mặt trận tổ quốc và các tổ chức thành viên xây dựng, củng cố, duy trì 14 loại mô hình hoạt động có hiệu quả trong phong trào toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc. Phối hợp chỉ đạo và thành lập được 18 Câu lạc bộ “Nông dân với pháp luật”, trong đó có 6 Câu lạc bộ do Hội ND tỉnh chỉ đạo làm điểm, với 180 người tham gia.

 
Nhiều mô hình đã phát huy được hiệu quả và hoạt động tích cực, điển hình như: Mô hình “Tự quản về an ninh trật tự” của dòng họ “Lê - Nguyễn” ở xã Xuân Lộc- huyện Thanh Thủy và dòng họ “Nguyễn” ở khu Bảo Đà, phường Dữu Lâu- thành phố Việt Trì; mô hình “5 trong 1” về không vi phạm pháp luật và mắc tệ nạn xã hội...

 
Đặc biệt, qua việc thực hiện Quy chế tổ chức và hoạt động của các tổ chức tự quản về an ninh trật tự trên địa bàn tỉnh, được ban hành theo Quyết định số 2200/QĐ-UBND ngày 08/7/2011 của UBND tỉnh; hiện trên địa bàn tỉnh đã thành lập và đang duy trì hoạt động 2.887 Ban An ninh trật tự với trên 17.000 Tổ liên gia tự quản, 28 dòng họ tự quản về an ninh trật tự. Đã xây dựng và triển khai được 5.730 phương án, 8.595 kế hoạch đảm bảo an ninh trật tự ở khu dân cư; 57 cụm liên kết bảo vệ an ninh trật tự xóa sơ hở vùng giáp ranh, 3.135 quy ước về ANTT ở xã, phường, thị trấn và khu dân cư. Nhìn chung, các mô hình tự quản về an ninh trật tự đã và đang được các cấp Hội tham gia tích cực ngay tại cơ sở.

 

Hồng Hoa
Thêm bình luận :
Họ và tên
Email

Bài đọc nhiều nhất

ĐBSCL: Mua tạm trữ 760.000 tấn gạo