Thiết lập khung pháp lý cho thị trường đất nông nghiệp
10:55 - 09/11/2016
Một trong 5 nhiệm vụ trọng tâm của cơ cấu lại nền kinh tế đất nước giai đoạn 2016 - 2020 vừa được Quốc hội biểu quyết thông qua vào chiều 8/11 là thể hiện quyết tâm của Quốc hội về tập trung cho tích tụ đất đai trong SXNN.
Ảnh minh họa


Theo đó có 82,39% số ĐBQH tán thành Nghị quyết này. Nghị quyết nhấn mạnh: “Khuyến khích và tạo điều kiện tích tụ đất nông nghiệp; thiết lập khung pháp lý cho thị trường sơ cấp và thị trường thứ cấp về quyền sử dụng đất, nhất là với đất nông nghiệp.

Tổng kết tính hiệu quả của các mô hình trong thực tiễn, rút ra bài học về tích tụ, tập trung ruộng đất, thu hút doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, phát triển mô hình hợp tác xã kiểu mới để xây dựng cơ chế, chính sách phù hợp”.
 

Nghị quyết cũng đề cập đến 4 nhiệm vụ khác:

Một là, tập trung hoàn thành cơ cấu lại ba trọng tâm gồm cơ cấu lại đầu tư công, doanh nghiệp nhà nước và các tổ chức tín dụng. Hai là, cơ cấu lại ngân sách nhà nước, khu vực công. Ba là, phát triển mạnh khu vực kinh tế tư nhân trong nước và thu hút hợp lý đầu tư trực tiếp nước ngoài. Bốn là, hiện đại hóa công tác quy hoạch, cơ cấu ngành và vùng kinh tế theo hướng nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, gắn với đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế. Trong đó nhấn mạnh, cơ cấu lại mạnh mẽ ngành nông nghiệp gắn với xây dựng NTM; điều chỉnh diện tích đất phù hợp với mô hình SXNN mới.

Tiếp tục đổi mới và nhân rộng các mô hình sản xuất hiệu quả, phát triển các hình thức hợp tác, liên kết sản xuất, tiêu thụ nông sản theo chuỗi giá trị, kết nối với hệ thống tiêu thụ trong và ngoài nước. Hoàn thiện mô hình, phát triển HTX kiểu mới theo Luật HTX, có chính sách mạnh thu hút doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn; áp dụng KHCN vào sản xuất. Đẩy mạnh thực hiện chương trình xây dựng thương hiệu nông sản, thủy sản Việt Nam.
 

Nghị quyết đặt ra các mục tiêu:

- Giảm dần tỷ lệ bội chi ngân sách nhà nước, đến năm 2020 xuống dưới 3,5% GDP. Quy mô nợ công hằng năm giai đoạn 2016-2020 không quá 65% GDP, nợ chính phủ không quá 54% GDP và nợ nước ngoài của quốc gia không quá 50% GDP.

Đến năm 2020, giảm tỷ lệ nợ xấu thực tế trong nền kinh tế xuống mức dưới 3%. Phấn đấu có ít nhất 1 triệu doanh nghiệp; 15.000 hợp tác xã và liên hiệp hợp tác xã nông nghiệp hoạt động có hiệu quả.

Nguồn: NNVN
Thêm bình luận :
Họ và tên
Email

Bài đọc nhiều nhất

ĐBSCL: Mua tạm trữ 760.000 tấn gạo