Định hướng phát triển cho cây mắc ca tại Việt Nam
09:04 - 05/06/2015
Vừa qua, tại Hà Nội, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT) phối hợp cùng Đại sứ quán Australia tại Việt Nam tổ chức Hội thảo “Định hướng phát triển cây mắc ca tại Việt Nam”. Hội thảo nhằm chia sẻ kinh nghiệm của quốc tế và tìm ra những giải pháp để bước đầu định hướng vùng, thị trường,... cho cây mắc ca tại Việt Nam.

Trước thị trường tiềm năng lớn như vậy, TS. Đinh Văn Đề, Viện Điều tra, quy hoạch rừng (Bộ NN&PTNT) cho rằng Việt Nam có điều kiện để cung cấp một phần sản lượng mắc ca cho thị trường thế giới. Đặc biệt, khí hậu và thổ nhưỡng của Việt Nam rất thuận lợi và thích hợp cho sinh trưởng của cây mắc ca. Cùng với đó, Việt Nam đã nhân giống thành công bằng phương pháp ghép hạt với tỷ lệ sống 80-85%; giâm hom đạt tỷ lệ sống 80%; giống gốc và kỹ thuật nhân giống cũng đã được chuyển giao cho một số tổ chức và cá nhân trồng cây mắc ca tại Tây Bắc và Tây Nguyên.Phát biểu tại Hội thảo, ông Jolyon Burnett – Chủ tịch Hiệp hội mắc ca Australia cho biết, nhu cầu sử dụng hạt mắc ca trên thế giới khá lớn. Sản lượng mắc ca trên toàn thế giới tăng 12,5% trong năm 2014, đạt 152.663 tấn (chưa tách vỏ). Đồng thời, nhiều thị trường có nhu cầu lớn về mắc ca như Mỹ, Đức, Australia, Nhật Bản và Brazil với 70% khối lượng nhân mắc ca trên phạm vi toàn cầuTrung Quốc cũng là nước tiêu thụ lớn nhất lượng mắc ca chưa tách vỏ, ước tính trên 90%.

Hiện nay, diện tích trồng cây mắc ca trên cả nước đạt trên 2.000 ha. Trong đó, Đắk Lắk, Đắc Nông và Lâm Đồng có từ 500-800 ha/tỉnh. Kon Tum, Gia Lai, Điện Biên, Lai Châu, Sơn La, Hòa Bình ước từ 50-150 ha/tỉnh.

Để phát triển cây mắc ca một cách có hiệu quả, theo Viện Điều tra quy hoạch rừng, cần tập trung phát triển loài cây này ở những vùng có đặc điểm sinh thái phù hợp, như: Đắk Lắk (Tây Nguyên) và Sơn La (Tây Bắc). Đồng thời, tiếp tục đánh giá về khả năng ra quả ổn định ở vùng Đông bắc và Bắc Trung bộ trước khi cho trồng; ưu tiên phát triển trồng xen mắc ca với cà phê, chè, trồng trong vườn hộ. Nếu trồng tập trung cần được đầu tư, chăm sóc như đối với các loài cây lấy quả khác.

Mặt khác, cần khuyến cáo nông dân chỉ sử dụng cây ghép từ các giống được công nhận, nghiêm cấm sử dụng cây từ hạt hoặc cây ghép không rõ nguồn gốc, xuất xứ. Mỗi diện tích rừng trồng (vườn hộ) cần sử dụng 3-5 giống khác nhau. Quản lý nguồn gốc, công suất vườn ươm thông qua việc đánh giá vườn cung cấp mắt ghép.

Bên cạnh đó, do quá trình trồng, thử nghiệm cây mắc ca còn cho những kết quả khác nhau; thị trường trong nước chưa hình thành, thị trường xuất khẩu tiềm năng chưa xác định, công tác trồng cây mắc ca cần cân nhắc và có bước đi phù hợp. Trong giai đoạn 2016-2020, định hướng trồng 10.000ha nên được ưu tiên trồng nơi đất thích hợp và đã thành công; giai đoạn sau 2020, có thể phát triển và mở rộng vùng trồng./.

 

Nguồn: ĐCSVN
Thêm bình luận :
Họ và tên
Email

Bài đọc nhiều nhất

ĐBSCL: Mua tạm trữ 760.000 tấn gạo