Hướng dẫn xử lý tài chính khi sắp xếp, đổi mới cty nông, lâm nghiệp
14:20 - 05/05/2015
Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư 51/2015/TT-BTC hướng dẫn về xử lý tài chính khi sắp xếp, đổi mới và phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty nông, lâm nghiệp.

Về nguyên tắc xử lý tài chính khi thực hiện sắp xếp, chuyển đổi, Thông tư nêu rõ, Công ty nông, lâm nghiệp được tiếp tục duy trì, củng cố theo hình thức Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ thực hiện theo quy định tại Nghị định 71/2013/NĐ-CP, Thông tư 220/2013/TT-BTC…

Công ty nông, lâm nghiệp được sắp xếp, chuyển đổi theo hình thức chuyển thành công ty cổ phần thực hiện theo quy định tại Nghị định 59/2011/NĐ-CP, Nghị định 189/2013/NĐ-CP, các văn bản hướng dẫn nghị định.

Công ty nông, lâm nghiệp được sắp xếp, chuyển đổi theo hình thức chuyển thành công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên thực hiện chuyển đổi theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp, quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp. Công ty nông, lâm nghiệp thuộc diện giải thể thực hiện theo quy định tại Nghị định 172/2013/NĐ-CP và các văn bản hướng dẫn có liên quan.

Việc bàn giao kết cấu hạ tầng (đường giao thông, hệ thống điện, công trình thủy lợi và công trình phúc lợi khác) của công ty nông, lâm nghiệp về địa phương thực hiện theo Quyết định 255/2003/QĐ-TTg, Quyết định 1362/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ…

Trường hợp công ty nông, lâm nghiệp có nhà trẻ, mẫu giáo, trung tâm y tế cần thiết phải giữ lại để phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty thì thực hiện theo quy định của pháp luật hướng dẫn về cơ chế tài chính đặc thù sau khi sắp xếp, đổi mới và phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty nông, lâm nghiệp.

Bán cổ phần ưu đãi cho lao động có hợp đồng nhận khoán

Về bán cổ phần ưu đãi cho lao động có hợp đồng nhận khoán không phải là cán bộ, công nhân, viên chức trong danh sách lao động thường xuyên của công ty, Thông tư quy định, công ty nông, lâm nghiệp thực hiện cổ phần hóa được bán cổ phần với giá ưu đãi cho người lao động có hợp đồng nhận khoán ổn định lâu dài với công ty (gọi là người nhận khoán).

Người nhận khoán được mua cổ phần với giá bằng 60% giá đấu thành công thấp nhất (trường hợp đấu giá công khai trước) hoặc bằng 60% giá bán thành công thấp nhất cho các nhà đầu tư chiến lược (đối với trường hợp bán cho nhà đầu tư chiến lược trước).

Số cổ phần tối đa được bán theo giá ưu đãi cho từng người nhận khoán tối đa không vượt quá 3.000 cổ phần/người nhận khoán (tương đương với số cổ phần tối đa được mua của người lao động thường xuyên của doanh nghiệp làm việc tại khu vực nhà nước 30 năm).

Thông tư 51 có hiệu lực thi hành từ 2/6/2015.

Khánh Linh

Nguồn: Theo báo điện tử chính phủ
Thêm bình luận :
Họ và tên
Email

Bài đọc nhiều nhất

ĐBSCL: Mua tạm trữ 760.000 tấn gạo