Bón phân đa yếu tố NPK Văn Điển cho cây mía Tây Ninh
10:42 - 03/11/2017
Tỉnh Tây Ninh có hơn 20.000ha mía được trồng chủ yếu trên đất xám có độ chua cao pH < 4,5, hàm lượng mùn thấp < 1,5%, đặc biệt rất nghèo canxi (vôi), magie, silic cùng các chất vi lượng… Năng suất mía mấy năm gần đây có chiều hướng giảm sút, chỉ đạt bình quân trên 75 tấn/ha.
6 chất vi lượng trong phân bón Văn Điển giúp mía nâng cao chất lượng đường, thân mập, vươn lóng nhanh, độ đồng đều thân cao

Khảo sát một số vùng trồng mía tại các huyện Châu Thành, Tân Châu, Tân Biên cho thấy mặc dù có bộ giống mía có tiềm năng cho năng suất cao nhưng hạn chế lớn nhất hiện nay là khâu sử dụng phân bón. Do nhận thức về thổ nhưỡng, về nhu cầu dinh dưỡng của giống mía cũng như đặc điểm, tính chất, thành phần dinh dưỡng của các loại phân bón vô cơ, bà con nông dân còn rất hạn chế nên việc bón phân chưa thực sự khoa học.

Phân bón được sử dụng cho cây mía chưa hợp lý, nông dân sử dụng phổ biến các loại phân đơn như đạm ure, supe lân, kali; đặc biệt đạm sử dụng quá nhiều vượt xa định mức cho phép, các loại phân hỗn hợp NPK nhiều nơi đã sử dụng song chủ yếu vẫn là các loại thông thường, thuần túy chỉ có 3 thành phần duy nhất là đạm, lân, kali, một số chủng loại còn có hàm lượng kali rất thấp. Thiếu các yếu tố dinh dưỡng trung lượng mà cây mía cần và đất cũng rất nghèo, đó là canxi, magie, silic cùng các chất vi lượng kẽm, mangan, bo, đồng… 

Vì vậy cây chủ yếu phát triển lá, đường kính thân nhỏ, dễ đổ ngã, nhiễm sâu bệnh, năng suất sụt giảm, chữ đường không cao, đồng thời lại càng làm cho đất mất cân bằng dinh dưỡng, bạc màu.

Theo kết quả nghiên cứu khoa học cho thấy: Để có được 100 tấn mía cây/ha (không kể đọt và lá) cây đã lấy đi từ đất nguồn dinh dưỡng: 122kg N, 46kg P2O5 ; 144kg K2O; 200kg CaO; 55kg MgO; 25kg S; 400kg SiO2; 1,2kg Zn; 1,4kg B; 1,2kg Mn.

Như vậy việc lựa chọn đúng loại phân bón có đầy đủ các thành phần dinh dưỡng cho cây mía là cần thiết cho sản xuất. Trong những năm qua nhiều địa phương ở huyện Châu Thành đã được tiếp cận phân bón đa yếu tố NPK Văn Điển sử dụng cho cây mía mang lại hiệu quả kinh tế vượt trội.

Xin được giới thiệu cách chăm bón: Với mức năng suất dự kiến đạt trên 100 tấn/ha trở lên thì sử dụng phân bón Văn Điển như sau: Sau khi lên luống tiến hành rạch hàng rải đều phân vào rạch luống gồm: 15 - 20 tấn phân hữu cơ + 500 - 600kg/ha ĐYT NPK 5.10.3 Văn Điển hoặc dùng 250 - 300kg/ha ĐYT NPK 10.10.5.

Các loại phân trên khi bón xong được phủ lớp đất dày 3 - 5cm sau đó đặt hom và tưới nước, có thể đặt hom vào buổi chiều mát để qua đêm sáng hôm sau lấp đất, nếu thời tiết quá khô cần lấp đất dày 5 - 7cm để giữ ẩm cho hom giống nhanh nẩy mầm.

Đối với mía gốc phân hữu cơ, phân ĐYT NPK Văn Điển bón xuống đáy rãnh rồi cày úp lấp kín phân, sau đó cày thêm hai đường ở giữa để phá thế băng làm cho đất tơi xốp, cắt hết dễ cũ tạo điều kiện cho bộ rễ mới phát triển nhanh và hạn chế cỏ dại.

Sau khi trồng 4 - 6 tuần khi mía có 6 - 7 lá tiến hành bón thúc đợt 1 giúp cây đẻ nhánh nhanh sử dụng 500 - 600kg/ha ĐYT NPT 12.5.10. Khi bón thúc đợt 1 cần kết hợp với xới đất phá váng làm cỏ vùi phân. Khi mía có 3 - 5 lóng (sau trồng khoảng 8 - 9 tuần) lúc này mía bước vào giai đoạn làm lóng, thì tiến hành bón thúc đợt 2 từ 600 - 800kg/ha ĐYT NPK 12.7.20. Bón thúc đợt 2 kết hợp vun cao gốc 20 - 25cm để cây mía chống đổ ngã.

Phân bón ĐYT NPK Văn Điển khác biệt so với các loại phân đơn và phân NPK thông thường ở chỗ: Cân đối đạm, lân, kali cho từng giai đoạn sinh trưởng của cây, đồng thời NPK Văn Điển còn cung cấp lượng vôi từ 80 - 100kg/ha khử chua đất nâng cao độ pH để cây phát triển, cung cấp magie từ 65 - 80kg/ha giúp cho cây nâng cao hiệu suất quang hợp ánh sáng để tạo năng suất cao, cung cấp từ 90 - 110kg silic tạo điều kiện cho mía cứng cây, dày lá chống hạn, chống sâu bệnh.

Ngoài ra, 6 chất vi lượng trong phân bón Văn Điển giúp mía nâng cao chất lượng đường, thân mập, vươn lóng nhanh, độ đồng đều thân cao, ít đổ ngã, ít sâu bệnh, màu lá xanh đậm, bản lá dày, vươn, mặt lá bóng, lóng to và đồng đều, vỏ bóng, thời gian chín tập trung cho năng suất cao, chữ lượng đường vượt trội hơn các loại phân bón thông thường.


KS NGUYỄN XUÂN THỰ
Nguồn: NNVN
Thêm bình luận :
Họ và tên
Email

Bài đọc nhiều nhất

ĐBSCL: Mua tạm trữ 760.000 tấn gạo