Hoạt động chính của chuỗi hội thảo và tọa đàm nhằm thúc đẩy cách tiếp cận tổng thể nước và năng lượng với sự tham gia của các bên liên quan nằm trên lưu vực sông Mekong...
|
Quy hoạch và quản trị nguồn nước để giảm tác động đến vùng hạ lưu ĐBSCL |
Trong các ngày 29/11 đến 2/12/2017, tại TP.HCM và TP Cần Thơ diễn ra buổi tọa đàm “Vai trò tiềm năng của quy hoạch nước và năng lượng ở cấp độ hệ thống trong việc giữ gìn ĐBSCL” trong chương trình kết nối lưu vực Mekong, do Trung tâm Stimson phối hợp cùng Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên quốc tế (IUCN), The Nature Convervation (NC), trường Đại học Califonia Berkeley và Học viện ngoại giao tổ chức.
Hoạt động chính của chuỗi hội thảo và tọa đàm nhằm thúc đẩy cách tiếp cận tổng thể nước và năng lượng với sự tham gia của các bên liên quan nằm trên lưu vực sông Mekong; kết nối và chia sẻ thông tin giữa các viện nghiên cứu, các tổ chức quốc tế và các bên liên quan tại Việt Nam trong hớp tác nước - năng lượng – xuyên biên giới; cung cấp thông tin cho các cơ quan quản lý nhà nước của Việt Nam và các bên liên quan về các cơ hội và công cụ có thể áp dụng trong quy hoạch để tối ưu hóa việc sử dụng nước-năng lượng và giảm thiểu các tác động tiêu cực.
Hiện nay ĐBSCL là nơi sinh cư của 18 triệu dân, là vùng sản xuất lúa hơn nửa sản lượng của Việt Nam và cung cấp 75% lượng hoa quả và nguồn lợi thủy sản cho cả nước. Tuy nhiên năng suất nông nghiệp của vùng này phụ thuộc rất nhiều và phù sa và dinh dưỡng thường xuyên của dòng sông Mekong. Do đó các dự án phát triển thủy điện ở thượng nguồn đang gây ra những tác động đe dọa đến chu trình luân chuyển của dòng sông về vùng hạ du.