Thị trường thức ăn chăn nuôi: Cạnh tranh gay gắt
16:57 - 08/12/2017
Mặc dù đang chiếm áp đảo nhưng về sản lượng, công suất hoạt động, các doanh nghiệp nội đang yếu thế so với DN FDI, nhất là trong bối cảnh ngành chăn nuôi đang khó khăn, không ít DN nội trong lĩnh vực sản xuất thức ăn chăn nuôi (TĂCN) phải cắt giảm công suất, thu hẹp thị phần.
Sản xuất thức ăn chăn nuôi thu hút nhiều doanh nghiệp đầu tư


Thị trường tiềm năng

Bà Hoàng Hương Giang - Phó trưởng Phòng TĂCN, Cục chăn nuôi (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) - cho biết, cả nước hiện có khoảng 218 DN sản xuất TĂCN với công suất khoảng 28.200 tấn/năm, trong đó có 71 DN FDI, công suất trên 15.700 tấn/năm và 147 DN Việt với công suất khoảng 12.465 tấn/năm. Xét về thị phần hiện nay, các DN FDI đang chiếm 60 - 65% tổng sản lượng TĂCN sản xuất ra.

Báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho thấy, nếu như năm 2010 sản lượng thức ăn gia súc, gia cầm công nghiệp chỉ 10.598.633 tấn thì đến năm 2016 đạt trên 20.000.000 tấn. Về thị trường, hiện ngành này có doanh số hàng năm lên tới 6 tỷ USD và nhu cầu luôn đạt mức tăng 13- 15%/năm, dự kiến đến năm 2020 thị trường cần 25- 26 triệu tấn.

Điều này cho thấy, đây là thị trường béo bở, thu hút được nhiều DN trong và ngoài nước đầu tư. Trên thực tế, rất nhiều DN nước ngoài như: CP Group (Thái Lan), Cargill (Hoa Kỳ), NewHope (Trung Quốc)… đã nhanh chân lấn át với việc liên tục xây mới nhà máy, mở rộng hoạt động kinh doanh trên cả nước.

Sau hơn 20 năm vào Việt Nam, CP Group đang sở hữu 4 nhà máy sản xuất TĂCN (công suất mỗi nhà máy trên 400.000 tấn/năm). Các sản phẩm của công ty được phân phối rộng rãi từ Bắc đến Nam. Hay Cargill Việt Nam cũng đánh dấu bằng việc vận hành dây chuyền sản xuất cám thủy sản thứ 10 tại Việt Nam.

Hướng đi phù hợp

Mặc dù thị trường được dự báo có doanh số tăng dần theo từng năm. Tuy nhiên, 2 năm trở lại đây, việc chăn nuôi gia súc, gia cầm, thủy sản luôn biến động theo chiều hướng đi xuống đã ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình kinh doanh của các DN sản xuất TĂCN, kéo theo sự cạnh tranh gay gắt giữa hai khối nội - ngoại.

Đại diện Công ty TNHH TĂCN Kyodo Sojitz (Long An) cho biết, để có thể cạnh tranh, Kyodo Sojitz đang xem xét nhu cầu của thị trường và khách hàng để triển khai các bước đầu tư phát triển phù hợp hơn.

Tương tự, CP Việt Nam với tiềm lực vốn mạnh cũng đưa ra thị trường những sản phẩm đa dạng, giá cả phù hợp. Bên cạnh đó là hợp tác với nông dân để phát triển hơn 3.000 gia trại cùng các nhà máy chế biến thực phẩm ở cả 3 miền.

Đối với những DN Việt, do thiếu vốn, khả năng cạnh tranh còn hạn chế nên không ít công ty đã phải co cụm lại. Ông Đoàn Viết Cường - Tổng giám đốc Công ty CP Thanh niên xung phong (Adeco - TP. Hồ Chí Minh) - chia sẻ, năm 2017, Adeco đã phải giảm công suất xuống 1.000 tấn và sản phẩm làm ra chỉ để cung cấp cho hệ thống chăn nuôi của công ty chứ không còn bán rộng rãi ra thị trường như trước đây.

Ngoài ra, một số DN như Anco, Hùng Vương, Proconco… cũng đang cắt giảm tối đa chi phí giá thành, gia tăng năng lực cạnh tranh, nhất là giá bán so với các đối thủ FDI bằng việc bán hàng trực tiếp đến hộ chăn nuôi không qua hệ thống đại lý.

Theo Hiệp hội Thức ăn chăn nuôi Việt Nam, trong số các DN nội sản xuất TĂCN chỉ có số ít DN hoạt động bài bản và đang có chỗ đứng nhất định trên thị trường.

Nguồn: Báo Công thương
Thêm bình luận :
Họ và tên
Email

Bài đọc nhiều nhất

ĐBSCL: Mua tạm trữ 760.000 tấn gạo