Cuối tuần qua, tại TP Đà Nẵng, Ban vận động thành lập Hội Chủ rừng VN cùng nhiều tổ chức phối hợp triển khai hội nghị "Xúc tiến thành lập Hội chủ rừng VN: Cơ hội mở rộng mô hình ban lâm nghiệp cộng đồng".
|
Các chuyên gia và đại diện 7 tỉnh thành khu vực miền Trung, Tây Nguyên tham dự hội nghị |
Ông Nguyễn Bá Ngãi, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp cho biết, sáng kiến thành lập Hội chủ rừng VN được Tổng cục Lâm nghiệp và Bộ NN-PTNT rất ủng hộ. Ban vận động có chức năng chính là xây dựng điều lệ, tiền vận động và hoàn tất các thủ tục pháp lý cần thiết để thành lập hội.
Theo điều lệ, Hội Chủ rừng VN được thành lập với mục đích tập hợp, đoàn kết, hợp tác, liên kết, hỗ trợ và giúp đỡ nhau trong việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ của chủ rừng theo quy định pháp luật. Đồng thời là cầu nối giữa các hội viên, thành viên của hội với cơ quan Nhà nước trong việc đóng góp ý kiến nhằm hoàn thiện chính sách...
Tại hội nghị sau khi thông qua điều lệ, cơ cấu tổ chức và phương thức hoạt động đã có nhiều ý kiến đóng góp. Ông Phạm Văn Bút, Chi cục Kiểm lâm Quảng Bình cho hay, liên quan đến chủ rừng, hiện có nhiều mô hình, tổ chức đang hoạt động. Vậy trước khi thành lập hội cần khảo sát các mô hình hiện tại để rút kinh nghiệm.
“Theo tôi phù hợp nhất là đối tượng chủ rừng hộ gia đình, các tổ chức doanh nghiệp, kinh doanh là thành viên Hội Chủ rừng VN. Ban đầu chỉ kết nạp đối tượng này...”, ông Bút cho hay.
Ông Trần Mạnh Thiệu, Phó Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm Gia Lai bày tỏ, Nhà nước ra nhiều chính sách về lâm nghiệp nhưng chưa có tiếng nói chung để phát huy cộng đồng. Ví dụ Quyết định 304 của Chính phủ về việc thí điểm giao rừng, khoán bảo vệ rừng cho hộ gia đình và cộng đồng trong buôn, làng là đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ ở các tỉnh Tây Nguyên.
Chủ rừng hoạt động đơn lẻ SX nên cần có Hội đứng liên kết các chủ rừng lại với nhau nhằm phát huy những gì mình có
“Câu lạc bộ thì chỉ có tập hợp lại, chứ không thể đại diện cho chủ rừng được. Hay hội khoa học kỹ thuật lâm nghiệp, thì chủ yếu tập hợp người làm công tác khoa học… chứ không đại diện cho chủ rừng. Hiệp hội bảo tồn thiên nhiên và vườn quốc gia thì chỉ trong phạm vi rừng quốc gia. Còn Hội Chủ rừng VN đại diện lợi ích chung cho chủ rừng”, ông Nhị chia sẻ. |
Quyết định này giao rừng nghèo cho dân nghèo. Đã nghèo mà giao rừng nghèo thì làm sao người dân có thu nhập. Vậy có tổ chức nào đứng ra để thay đổi cơ chế này hay chưa? Hiện chúng ta xây dựng tổ chức thì chức năng nhiệm vụ nói rất hay nhưng khi thực hiện thì chưa thấy đề xuất gì cho chủ rừng...
Ông Nguyễn Lương, Chi cục Kiểm lâm Đà Nẵng đề nghị, đã vào hội thì mong được lợi ích. Ví dụ tôi là cá nhân trồng rừng, tôi vào hội thì được cái gì thì tôi mới vào. Do đó, hội phải mang lại lợi ích cho chủ rừng thì mới có hội viên...
Đáp lại những thắc mắc, ông Hứa Đức Nhị, nguyên Thứ trưởng Bộ NN-PTNT, Trưởng ban vận động thành lập Hội Chủ rừng VN cho rằng: Tại VN hiện các chủ rừng hoạt động đơn lẻ, tiếng nói với đối tác, nhà nước hầu như không có. Các chủ rừng làm ăn đơn lẻ thì hiệu quả không cao là điều hiển nhiên. Từ thực tế đó, việc thành lập hội nhằm liên kết các chủ rừng để giúp đỡ lẫn nhau...
Ông Nhị nói thêm, trong đơn đăng ký ngoài hộ gia đình thì còn có các thành phần rừng đặc dụng, rừng phòng hộ. Chúng tôi có tham khảo các hội khác, tuy nhiên rất đa dạng. Như lĩnh vực lâm nghiệp có Câu lạc bộ lâm nghiệp, đối tượng tham gia là những người làm lâm nghiệp. Họ là người nhà nước, tư nhân, nhà nghiên cứu khoa học... Câu lạc bộ này tổ chức đến địa phương, song nó không thể đem lại đầy đủ lợi ích cho chủ rừng.